LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA - Trang 57

trong các ngành mà quốc gia đó kém tính cạnh tranh, là hoàn toàn
lành mạnh đối với sự thịnh vượng kinh tế quốc gia. Theo cách này,
cạnh tranh quốc tế giúp tăng năng suất theo thời gian

[12]

. Tuy nhiên,

quá trình này mang hàm ý rằng, nếu muốn nền kinh tế quốc dân
phát triển thì sẽ cần thiết phải mất vị trí trên thị trường trong một
số phân đoạn và ngành công nghiệp

[13]

. Sử dụng hình thức trợ giá,

bảo hộ hay các hình thức can thiệp khác để duy trì các ngành này
chỉ làm chậm lại sự phát triển của nền kinh tế và hạn chế mức sống
quốc gia trong dài hạn

[14]

.

Trong khi đầu tư và thương mại quốc tế có thể dẫn tới những

cải thiện lớn về năng suất quốc gia, chúng cũng có thể là mối đe
dọa với nó. Đó là bởi vì việc bộc lộ mình đối với cạnh tranh quốc
tế tạo ra cho từng ngành công nghiệp một chuẩn mực năng suất
tuyệt đối cần thiết để đối chọi với các đối thủ cạnh tranh nước
ngoài, chứ không chỉ là một chuẩn mực năng suất tương đối so với
các ngành khác trong khuôn khổ của một nền kinh tế quốc dân.
Cho dù một ngành công nghiệp tương đối có tính cạnh tranh hơn
các ngành khác trong nền kinh tế và có thể thu hút các nguồn lực
cần thiết thì nó vẫn sẽ không có khả năng xuất khẩu (hoặc thậm
chí, trong nhiều trường hợp, là để duy trì được vị trí trước các mặt
hàng nhập khẩu) trừ khi nó đồng thời có sức cạnh tranh với các đối
thủ nước ngoài. Ví dụ, ngành công nghiệp sản xuất xe hơi của Mỹ
sản xuất ra số sản phẩm/người/1 giờ nhiều hơn (và trả lương cũng
cao hơn) so với các ngành công nghiệp khác của nước này, nhưng
chính nước Mỹ cũng đã phải trải qua tình trạng thâm hụt thương
mại tăng dần (và mất các công việc được trả lương cao) trong lĩnh
vực sản xuất xe hơi vì năng suất tại các ngành này của Đức và
Nhật Bản thậm chí còn cao hơn. Năng suất của ngành sản xuất xe

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.