gắn liền với lịch sử, mạnh dạn sống với lịch sử. Sợ chết chỉ là một thành
kiến mà thôi.»
XV
Buổi chiều, Boris đứng tựa ở cửa sổ. Tuy chưa bình phục hẳn, hắn cũng
đã có thể đi lại được. Hắn sẽ được hồi hương vào trưa mai. Mấy vị sĩ quan
trong bộ chỉ huy Sô Viết ở Vienne đã hứa với hắn như thế.
Boris suy nghĩ nhiều về thứ kinh nghiệm sắp đến trong đời hắn lúc hắn
trở về thú tội, một thứ tội phản bội mà hắn không hề phạm. Nhờ hành động
đó, một số lớn thành phần vô ích, nguy hiểm sẽ bị thủ tiêu và địa vị của
đảng sẽ được cũng cố hơn bao giờ hết. Đó là mặt phải của sự thử thách,
trong khi mặt trái của nó là sự hủy thể của cá nhân. Boris tự phân tích rất
chu đáo và thành thật, bởi hắn muốn tìm hiểu xem mình có sợ chết hay
không. Hắn đã từng nói về sự khinh thị của một người công sản đối với cái
chết của một cá nhân để cho đảng sống mãi.
Trên nguyên tắc thì Boris đang chấp nhận lý thuyết đó và không ngần
ngại xin được xử tử hình. Về phương diện lý trí, cái chết vô nghĩa hơn
những gì lịch sử, tôn giáo và văn chương đã đề cập đến. Cho nên lúc hắn
muốn tự tử, hắn không sợ hãi gì cả. Động tác vô nghĩa đó không có gì khó
khăn đối với hắn cả.
Bây giờ bỗng nhiên hắn khám phá ra một điều gì không ưng ý với hắn,
hình như một giọng nói âm thầm đang trổi dậy. «Sau khi giả vờ tự thú, mầy
sẽ bị kết án, nhưng mầy sẽ không bị xử tử». Boris lấy làm xấu hổ về ý nghĩ
đó, nhưng hắn không thể không nghĩ được, bởi hắn vẫn hy vọng là nếu hắn
tự thú, đảng sẽ không xử tử hắn nhưng con đề cao hắn nữa. Hắn tự hỏi:
«Hay là vì sợ chết mà mình có cái ảo tưởng đó». Hắn muốn xóa bỏ ý nghĩ
đó đi, nên lại bảo thầm: «Mình sẽ được xử tử, mình sẽ bị xử tử, xử tử».
Nhưng giọng nói âm thầm lại vang lên : «Đảng sẽ tán dương công lao của