Tái mặt đi, cố nín nhịn, sẵn sàng để cãi cọ, tay chống gậy, tôi nhẩy lên xe
Jeep phóng đến sở chỉ huy của Langlais.
- Thưa đại tá, ông không được ra lệnh trực tiếp cho các đơn vị dưới
quyền của tôi. Tôi muốn nắm quyền chỉ huy tiểu đoàn của tôi. Tướng
Cogny đã báo trước với tôi là ở đây không có việc gì được thực hiện một
cách nghiêm túc cả và tôi thật sự mong muốn là chuyện đó được thay đổi.
Langlais vốn dĩ hay cáu kỉnh, dễ bốc đồng, lại chịu áp lực kể từ bốn
tháng nay trong cái khu lòng chảo quỉ ám nào sẵn sàng nhẩy chồm lên. Tôi
chờ đợi đòn đánh, tôi nặng hơn ông ấy mười lăm kilô. Ông ta do dự. bảo
tôi:
- Cậu là người vùng Lorraine, tôi người xứ Bretagne. Chúng ta đều rắn
đầu và nào, ta đi ra cụng nào cột này, chúng ta sẽ biết ai rắn hơn ai nào.
Chúng tôi cười phá lên, còn có việc khác phải làm hơn là để lãng phí thời
gian. Thực tế, chúng tôi sinh ra là để hiểu nhau trong khi tôi cứ cho là ông
ấy xa cách, lạnh lùng, không chuẩn bị chi tiết các trận đánh của ông ấy một
cách đầy đủ... Từ đó, không một ai còn động đến tiểu đoàn của tôi nữa, và
Langlais sẽ là một cấp trên, một đồng ngũ hoàn hảo cho mãi đến khi thất
thủ khu Thành Cổ.
Tôi kể lại ngắn gọn việc tôi đến Điện Biên Phủ, cố phác họa ra khung
cảnh trong đó mở đầu việc tôi tham dự vào các trận đánh sắp diễn ra. Tôi
không hề có ý định thuật lại cuộc chiến đấu một cách chi tiết... Cần phải có
cả một cuốn sách, cuốn sách đó cũng sẽ không mang lại gì nhiều hơn
những tác phẩm xuất sắc đã xuất bản.
“Trận chiến Điện Biên Phủ” của Jules Roy là đáng chú ý. “Điện Biên
Phủ, góc địa ngục” do Bernard Fall viết, là một công trình to lớn và nghiêm
túc. “Chúng tôi đã sống ở Điện Biên Phủ” của Jean Pouget, nhẩy dù bốn
mươi tám tiếng đồng hồ trước khi Điện Biên Phủ thất thủ, đã thuật lại trận