phong của các sư đoàn Việt Minh bằng cách tận dụng, để các phương tiện
cần thiết cho các hành động này khởi động được, những khả năng giao lưu
nhanh chóng bằng con đường hàng không giữa Lai Châu và Điện Biên Phủ.
- Tuỳ theo tình hình, tìm kiếm, bắc liên lạc với các lực lượng của nước
Lào, xuất phát từ Mường Khoa tiến về hướng Điện Biên Phủ.
Tôi là một người chỉ huy trẻ tuổi lúc đó, đã từng chịu đựng gian khổ
nhiều năm ở vùng thượng du, biết rõ những khó khăn của địa hình, xác
định được sự lớn mạnh không ngừng của quân Việt, tôi nhìn thấy trước sự
yếu kém của một số các tiểu đoàn của chúng ta được cắm ở đó để phát triển
trên một địa hình như vậy. Tôi hiểu rằng cái quan điểm chỉ huy này là sai
lầm và những chỉ thị vừa kể, ấn định hành động trên một khu vực hình tam
giác với các cạnh một trăm, sáu mươi, năm mươi kilômet là một quan điểm
của tinh thần thảm bại, chỉ có giá trị từ một bàn giấy lên một tấm bản đồ
một phần bốn trăm nghìn.
Tình hình ở Điện Biên Phủ trong vòng ba tháng, kể từ ngày tôi và
Bréchignac rời đi, ngày 7 tháng mười hai 1953 cho đến lúc tôi quay trở lại
ngày 16 tháng ba 1954, đã diễn biến tổng hợp ra sao?
Trong suốt thời gian đó, việc áp dụng các chỉ thị của tướng Cogny, nhấn
mạnh đến tính chất tấn công của công việc trinh sát bằng sức mạnh và
những đòn đánh về các hướng Tuần Giáo (năm mươi kilômet về phía đông
bắc: trên con đường thuộc địa số 41 dẫn tới Sơn La, trục đường duy nhất
nối liền Điện Biên Phủ với các căn cứ của quân Việt) và Mường Muôn (ba
mươi lăm kilômet về phía bắc, đường mòn nối Điện Biên Phủ với Lai
Châu), tất cả những trận đánh nghiêm túc đã diễn ra dưới sự chỉ huy của
trung tá Langlais, chỉ huy trưởng các đơn vị quân dù để lại ở Điện Biên Phủ
(tiểu đoàn dù ngoại quốc số 1 và tiểu đoàn xung kích số 8 ). Rất nhanh
chóng, không thể nào nới rộng ra được mười kilômét, rồi năm, rồi ba
kilômét để rồi đến ngày có cuộc tổng tấn công thì là không thể nào ra nổi