Anh ấy là một trong số người đầu tiên chết trên dọc đường. Anh ấy từ Hà
Nội lên thẳng Điện Biên Phủ, ở Hà Nội anh ấy là một kỹ thuật viên... ở
nước Pháp, anh ấy là vận động viên năm môn thể thao của thế vận hội.
Ở những người yếu nhất, cơ thể hầu như không đề kháng được và rất
nhanh chóng, chúng tôi bỏ lại các đồng ngũ nằm bên đường. Các chỉ lệnh
là đề họ nằm lại như thế cùng với ba ngày gạo sống. Tại sao lại là gạo
sống! Không một ai biết được lý do. Trong một cảnh thiếu thốn toàn diện,
bị bệnh kiết lỵ hành hạ, họ nhìn chúng tôi đi qua... Mỗi người, qua cái nhìn
của mình biểu lộ hoặc là lời trách móc, hoặc là nỗi sợ hãi, hoặc là vẻ thờ ơ
lãnh đạm?
Với chế độ ăn uống như vậy, bệnh kiết lỵ, bệnh phù thũng xuất hiện. Bất
cứ ai bị bệnh là mộl người chết trong sức mạnh. Anh ta tiến bước, chiếc
quần dài lốm đốm vết máu, thân hình bốc mùi thối, và bước đi cho đến lúc
cạn kiệt mọi sưc lực. Đôi khi chúng tôi thử cáng anh ta, nhưng sức lực của
chúng tôi không cho phép. Chúng tôi thử xin các cán bộ cho anh ta lên một
chiếc xe Motolova chạy qua nhưng lần nào cũng bị từ chối dứt khoát. “Các
chiến sĩ của chúng tôi đi bộ, vậy thì các anh cũng đi bộ! Không có kế hoạch
vận chuyển những tù binh bị ốm”.
Nhiều ngày là nhiều đêm trôi qua... Bước chân đưa chúng tôi tới Sơn La,
Nà Sản, những vị trí cao cấp của các trận đánh trong các năm 1952 - 1953.
Chúng tôi đi bộ qua các trận địa chúng tôi chiếm đóng mấy tháng trước
đây. Bóng đen những chiếc lô-cốt nổi rõ trên màn đêm đầy sao và tựa như
cười vào mũi chúng tôi. Rồi đến, đây Cò Nòi, trước kia là sở chỉ huy của
binh đoàn ứng chiến, Tạ Khoa, con sông Đà, Yên Bái, con sông Hồng.
Chúng tôi tiến vào trung tâm căn cứ của Việt Minh. Dân chúng trở nên
hung hăng hơn. Phụ nữ, trẻ em ném đá và la ó, mắng nhiếc chúng tôi. Các
bộ đội bảo vệ chúng tôi. Thật đáng chú ý khi nhật ra rằng, ở con người,
càng ít phải chịu đựng nguy hiểm bao nhiêu thì lại càng thêm hung hăng