buông xuôi, con tim thì còn đó nhưng cỗ máy đã không đáp lời nữa, nó đã
bị kẹt cứng, hoàn toàn không thể điều khiển.
Dù sao, nếu như việc bị bắt đã trở thành hiện thực, giống như một cú
chớp của đèn flát thì những chiến binh của tuyến một, một số nào đó chắc
hẳn là có chỗ ở an toàn, ở đáy sâu những căn hầm êm ấm hoặc được chuẩn
bị tốt về tâm lý cho loại tình thế như vậy, đã cầm lấy chiếc túi dết như để đi
hành quân; tấm vải để căng lều, quần áo lót để thay đổi, khẩu phần ăn để
tồn tại, thuốc lá, dao cạo, xà phòng... Trong túi dết không thiếu một thứ gì!
Trong số họ, rất nhiều người nhanh chóng hiểu ra rằng chiếc túi dết không
làm ra được người tù binh và rằng tồn tại không chỉ có nghĩa là sống đầy đủ
hơn.
Thật dễ dàng để nói triết lý về những đức tính và phẩm chất của con
người, để phán xét về những con người khi mà người ta no bụng và có sự
đảm bảo cho cuộc sống bình thường. Trong cảnh thiếu thốn toàn diện, con
người trần trụi hiện ra. Con người đó không phải lúc nào cũng giống như
cái hình ảnh mà trước đây người ta hình dung ra. Lúc được giải phóng, việc
phân phối lại các cấp hàm và những tấm huân chương đôi khi có vẻ như rời
rạc.
Những đoàn người, được thành lập ngay lập tức, “đưa chân bước lên
đường” theo kiểu nói của các xạ thủ người châu Phi của chúng tôi. Gió mùa
thổi dữ dội. Ai chưa từng biết đến thứ gió mùa châu Á, không thể nào hình
dung ra nổi cái cơn đại hồng thuỷ theo mùa ấy, chẳng khác nào sống ba
tháng liền dưới một vòi hoa sen nước lạnh giá. Chúng tôi bước đi và nằm
nghỉ dưới trời mưa. Chưa bao giờ chúng tôi tận dụng đến cùng những căn
hầm đến như vậy. Đôi chân chúng tôi mốc meo lên. Các chặng đường
tương ứng với khoảng cách giữa các kho gạo. Nói chung, chúng dài từ hai
mươi nhăm đến ba mươi kilômét, những chặng dài nhất là ba mươi nhăm
kilômét. Đêm nào chúng tôi cũng đi, chỉ trừ có đêm ngày chủ nhật rạng
sáng thứ hai.