LỐI TƯ DUY CỦA NGƯỜI THÔNG MINH - Trang 88

Bây giờ, tôi muốn bạn thực sự giải thích cách nó hoạt động. Nếu có một tờ
giấy trong tay, bạn hãy thử viết ra điều đó. Nếu không, cũng cứ thử đưa ra
lý giải trong đầu. Hãy bắt đầu với bước đầu tiên và từng bước một đi xuyên
suốt qua chuỗi liên kết nhân quả cho đến bước cuối cùng trong cách thức
hoạt động của nó. Hãy cố gắng trình bày một lí giải hoàn chỉnh nhất có thể
mà không để lại lỗ hổng nào. Nếu cảm thấy vẫn còn lỗ hổng thì hãy viết từ
lỗ hổng trong lý giải của mình.
Sau khi đã viết xong lý giải của mình, bạn hãy đọc lại nó với một cái nhìn
khách quan nghiêm ngặt. Bạn đã làm thế nào?
Có lỗ hổng nào trong lý giải của bạn không? Có chỗ nào đó bạn cảm thấy
không chắc chắn về cách các phần nối kết với nhau không? Bạn có bất ngờ
về những lỗ hổng trong kiến thức nhân quả của mình không?
Nếu thấy những lỗ hổng trong kiến thức nhân quả của bản thân thì không
có gì phải lo lắng vì bạn không phải là người duy nhất. Giáo sư tâm lý đại
học Yale – Frank Keil và sinh viên tốt nghiệp của ông – Leonid Rosenblit
đã tiến hành một nghiên cứu tương tự những gì bạn vừa làm với những sinh
viên đại học. Đầu tiên, họ yêu cầu mọi người đánh giá sự hiểu biết của bản
thân về một số thiết bị khác nhau. Sau đó, yêu cầu họ đưa ra lý giải về các
thiết bị mà họ cho rằng mình hiểu.
Phát hiện quan trọng của nghiên cứu này cho thấy rằng có rất nhiều thiết bị
mọi người tin rằng mình hiểu nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Họ thể
hiện sự tự tin vào khả năng lý giải cách thức các thiết bị hoạt động nhưng
khi phải thực sự đưa ra những lý giải đó, họ không làm được. Rosenblit và
Keil gọi khoảng cách giữa niềm tin về chất lượng kiến thức nhân quả của
con người với khả năng thực tế để hình thành một lý giải là ảo tưởng về
chiều sâu của lý giải.
Tôi sẽ đưa ra ví dụ về một chỗ tôi thấy có những lỗ hổng trong kiến thức
nhân quả của mình. Khi lần đầu tiên đọc những nghiên cứu về kiến thức
nhân quả của con người, tôi đã thử áp dụng đối với bản thân mình. Tôi bắt
đầu bằng việc thử lý giải cách thức hoạt động của cần giật nước bồn vệ
sinh. Tôi nhớ lại ký ức lúc còn nhỏ, khi mình mở nắp đậy khoang chứa
nước và giật nước liên tục để xem cơ chế hoạt động của nó (cho đến khi bố

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.