nhiều đợt điều chỉnh trước đó của thị trường, bao gồm cả khủng hoảng châu Á
1997, bong bóng dot-com 1999-2000, và đợt thị trường căng thẳng sau sự kiện
ngày 11 tháng Chín, 2001. Trong mười năm đầu hoạt động của quỹ, tôi đã vượt
xa các chỉ số, tăng gấp bốn lần số tiên ban đầu của cổ đông. Năm tệ nhất của tôi
là năm 1999 với tỉ lệ sụt giảm là 6,7%.
Nhưng những gì xảy ra trước đó không là gì so với năm 2008. Tôi chưa từng
trải qua một cú trượt siêu tốc như thế này trong danh mục của tôi. Thiệt hại
nghiêm trọng nhất bắt đầu vào tháng Sáu khi quỹ sụt giảm 11,8%. Tháng tiếp
theo, tiếp tục giảm 3,5%. Và rồi mọi thứ bắt đầu trở nên rất rất tệ. Vào tháng
Chín, quỹ giảm 6,8%; tháng Mười, giảm 20,3%; và tháng Mười một, tụt thêm
12,5% nữa. Tính tròn cả năm, tôi giảm 46,7%. Trên giấy tờ, gần một nửa tiền của
cổ đông và gia đình tôi đã tan thành mây khói.
Trong quá khứ, tôi đã cảnh báo rất rõ trong các lá thư gửi cổ đông rằng có
một xác suất là một ngày nào đó quỹ có thể giảm đến 50%. Bạn chỉ có thể nhìn
vào lịch sử ngổn ngang của thị trường tài chính để biết rằng điều này rồi sẽ đến.
Cái khó, dĩ nhiên, là dự đoán khi nào cú trượt lịch sử này sẽ xảy ra. Là một nhà
đầu tư dài hạn, sự lựa chọn của tôi - khi ấy và cả bây giờ - là không cố dự đoán
thị trường, vốn là một nhiệm vụ bất khả thi, ít nhất là với tôi. Tôi cũng lựa chọn
không mua bảo hiểm (ví dụ, bằng cách bán khống một chỉ số hay mua quyền
chọn bán (put option) vì điều này làm giảm rủi ro nhưng làm giảm tỉ lệ lợi nhuận
dài hạn.
Đối với tính cách của tôi, cách tiếp cận này có hiệu quả. Về mặt cảm tính,
năm 2008 là một năm đầy đau đớn. Nhưng tôi có thể chấp nhận những món lỗ
khổng lồ trên giấy này vì tôi hiểu rằng chúng không phản ánh giá trị nội tại của
các khoản đầu tư của tôi. Tôi biết mình sẽ ổn nếu tôi không bị các thế lực bên
ngoài buộc phải đầu hàng. Ở một mức độ nào đó, tôi cũng đã đặt một ván cược
mang tầm kinh tế vĩ mô rằng chúng ta không đến mức lặp lại thời kỳ Đại Suy
Thoái vì chúng ta có những nhà hoạt định chính sách hiểu rõ rủi ro và sẵn lòng sử
dụng mọi công cụ có trong tay để ngăn ngừa thảm họa.
Một điều cũng hữu ích là tôi đã chuẩn bị bản thân sẵn sàng cho chính xác
loại hỗn loạn này. Một trong những quyết định tài chính chủ yếu mà tôi đã đưa ra
trên cương vị một người trưởng thành là tôi sẽ không bao giờ sống trên mức thu
nhập hay vướng vào nợ nần. Khoản nợ lớn nhất mà tôi có là vài nghìn đô trong
thẻ tín dụng mà tôi luôn trả đúng hạn và đầy đủ.