LỘT XÁC ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ - Trang 175

như, “Ông có muốn tôi canh đáy và kiếm tí từ thị trường không?” Tôi cũng chẳng
biết gì hơn họ thế là tôi phơi mình ra trước đợt oanh tạc đầu óc của thị trường.
Những thông tin này khiến tôi cảm thấy quyển năng hơn và khiến tôi ảo tưởng
rằng mình đang nắm quyền kiểm soát.

Quan điểm hiện giờ của tôi là chúng ta đơn thuần là không được sinh ra với

đầu óc sẵn sàng để đối phó với dòng thác thông tin liên tục ập vào. Nhưng tôi mất
nhiều năm để học được bài học này và để xây dựng kỷ luật rằng, “Tôi sẽ bỏ qua
những thanh ầm ổn ào này”. Thoạt tiên, điều này khá là đáng sợ. Nhưng theo
kinh nghiệm của tôi, nó là cả một sự giải thoát.

Nguyên tắc: Giữ khoảng cách an toàn với thị trường. Đừng để nó xầm phạm

vàn phòng hay não bộ của bạn.

7. Nếu một cổ phiếu tụt dốc sau khi bạn mua, đừng bán nó trước thời

hạn hai năm

Khi cổ phiếu vụt tăng giá, bán nó đi có thể là một niềm vui. Nhưng cũng có

thể bạn sẽ cảm thấy tiếc nuối pha lẫn hổ hởi, hệt như chia tay một người bạn cũ
vậy. Khi một cổ phiếu tụt giá, bán nó đi còn đem lại cảm xúc căng thẳng hơn. Dù
gì thì cũng thật khó khi đưa ra một quyết định lý trí cho một khoản đầu tư đã làm
bạn lỗ vì các cảm xúc tiêu cực như hối tiếc, tự trách, và nỗi sợ có thể làm nghẽn
mạch khả năng suy nghĩ sáng suốt. Mohnish đưa ra một nguyên tắc để đối phó
với các lực tâm lý gây rối trí trong những tình huống ấy: nếu ông ấy mua một cổ
phiếu và nó tụt giá, ông không cho phép bản thân bán nó đi trước thời hạn hai
năm.

Mohnish giải thích điều này cho tôi vào thời gian gần bữa trưa với Warren

Buffett, và điều này hợp lý tới mức tôi lập tức áp dụng. Một lần nữa, vai trò của
nguyên tắc này giống một cầu dao, một cách làm chậm tôi lại và gia tăng khả
năng đưa ra những quyết định có lý trí. Thậm chí còn quan trọng hơn, nguyên tắc
này buộc tôi phải cẩn thận trước khi mua một cổ phiếu nào đó vì tôi biết mình sẽ
phải sống với sai lầm này trong thời gian ít nhất là hai năm. Chính suy nghĩ này
đã giúp tôi tránh rất nhiều vụ đầu tư tệ hại. Thực tế, trước khi mua cổ phiếu, tôi
cố ý giả định rằng giá sẽ lập tức rớt 50% sau khi mua, và tôi tự hỏi mình liệu tôi
có gánh nổi hay không. Rồi tôi chỉ mua lượng cổ phiếu mà tôi có thể chịu nổi áp
lực về tâm lý nếu giả định của tôi thực sự xảy ra.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.