LỘT XÁC ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ - Trang 31

trong môi trường ấy phải phá bỏ các giới hạn của bản thân để giành chiến thắng.
Đây là một lối mòn được lặp đi lặp lại ở Wall Street. Chính tham vọng, lòng
tham, sự tự mãn, hay ngây thơ khiến cho nhiều người khôn ngoan, cần mẫn đã
phải nhúng chàm.

Nhưng, còn một điều quan trọng cần phải nói rõ. Không một thành viên nào

trong ban điều hành của D. H. Blair từng trực tiếp yêu cầu tôi phải nói dối hay
trình bày sai sự thật bất cứ điều gì - mặc dù tôi tin rằng một đặc tính lớn của nơi
này là giới thiệu sai lệch về các cơ hội cho một thị trường hãy còn thiếu kiến
thức.

Ví dụ, họ hẳn đã đánh giá cao khi tôi cho biết đã hoàn thành phần thẩm định

chi tiết cho thương vụ tổng hợp hạt nhân lạnh và nhận định của tôi rằng đây là
một vụ chẳng ra sao cả. À há! Họ hẳn đã có một chút ý tưởng về bức tranh tổng
thể lý tưởng để họ có thể chốt được thương vụ ấy. Nhưng họ không thể hiện
nhiều bằng từ ngữ. Luật của trò chơi là phải ngầm hiểu.

Ở D. H. Blair, tôi nhận ra một hình mẫu hết sức phổ biến không riêng gì ở

công ty, mà cả toàn bộ Wall Street, mọi người đều muốn kiếm tiền. Nên những
nhân viên ngân hàng tham lam lão làng nhắm mắt làm ngơ để các tay trẻ tuổi,
ngây ngô vượt qua các giới hạn. Tại Lehman Brothers, họ đẩy mạnh sử dụng đòn
bẩy. Ở Countrywide, họ lờ đi tỉ lệ mặc định ở các khoản vay dưới ngưỡng
(subprime). Ở SAC Capital, họ che mắt để giao dịch nội gián được dịp tung
hoành.

Kinh nghiệm tại D. H. Blair đã giúp tôi nhìn rõ tần suất tái hiện của những

chuyện như thế tại các môi trường khác tại Wall Street. Trong bong bóng công
nghệ hồi cuối những năm 1990, những công ty tồi tệ đã được tán dương và bán ra
cho công chúng vốn rất nhẹ dạ cả tin. Ví dụ, các nhà phân tích như Henry
Blodget của Merrill Lynch cực kỳ lạc quan về khả năng lên giá của các cổ phiếu
Internet, nhưng có nói gì thì mèo vẫn hoàn mèo. Nhiều năm sau, cảnh cũ lại được
lặp lại với các tổ chức đánh giá tín dụng, các nhà phân tích của các công ty này
mù quáng đánh giá tích cực đối với CMO (Collateralised Mortgage Obligation:
trái phiếu có danh mục cho vay thế chấp nhà ở làm tài sản đảm bảo - Chú thích
của người dịch) và CDO (Collateralised Debt Obligation: trái phiếu có khoản nợ
làm đảm bảo - Chú thích của người dịch) để rồi kết cục là dẫn đến cuộc khủng
hoảng nhà đất.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.