ống tre hay ống sữa bò, phơi khô, chả thành trống là gì phải không ông?
Bây giờ vẫn gọi trống của trẻ con là trống ếch đó thôi.
Thấy cha con ông Hoè chăm chú nghe, ông Tiết càng say sưa:
- Tôi đố ông biết, có những loại trống gì nào?
Ông Hoè nhớ lòm bõm:
- Có trống đình này, trống cơm này, trống…
- Nhiều thứ lắm ông ạ. Trong sinh hoạt cộng đồng thì việc nào trống ấy, to
nhó, lớn bé khác nhau. Trống trận phải khác trống đình. Trống đình phải
khác trống đám ma chứ. Trống cho trẻ con chơi tết Trung thu, phải khác
trống bỏi của mấy cụ đi hát cô đầu. Còn trên chiếu chèo, chiếu tuồng thì trò
nào trống ấy. Trống chèo khác trống tuồng đấy ông ạ. Trống chiếu, còn gọi
là trống ban hay trống ngũ lôi là trống của riêng tuồng. Trống đế là của
riêng chèo. Còn trống chầu (trống cái), trống bản (trống rờn, còn gọi là
trống rước), trống khẩu (trong gọi), trống lệnh, trống mảnh, trống bóc (còn
gọi là trống bát âm), trống bồng (trống cơm) thì dùng chung cho cả chèo và
trống…Tôi hỏi khí không phải, ông có biết vì sao gọi là trống cơm không
ạ?
Ông Hoè chịu. Đại và Tần, từ này đến giờ đều lạ lẫm trước những câu hỏi
của ông Tiết, cứ giỏng tai lên nghe. Ông giảng giải:
- Gọi là trống cơm, không phải là đánh trống gọi nhau đi ăn cơm như đánh
kẻng hồi hợp tác đâu. Người ta dùng cơm nóng, dẻo miết lên mặt trống để
làm cho âm thanh thêm trầm. Cùng một loại trống, nhưng to nho, dày mỏng
khác nhau sẽ cho âm thanh khác nhau. Cùng một chiếc trống, nhưng tuỳ