LỬA ĐẮNG - Trang 131

Mọi vật dụng xung quanh, ta dùng nó, quen thuộc nó, nhưng không dễ gì
biết nó cũng có một lịch sử một cuộc đời và làm ra nó, biết bao khó nhọc,
công phu. Vì thế, bố con Tần tỏ ra rất thích thú được ông Tiết dẫn đi xem
làm trống.

Tần cứ nghĩ, da làm trống là da thuộc, bởi cũng đã có nhà báo viết thế. Ai
ngờ, là da sống. Mọi người đứng quanh một thanh niên, với con dao cực
sắc có hai chuôi để cầm được cả hai tay, anh bào dần từng lớp phía trong
lớp da trâu, cho "con da" mỏng dần. Cái phụ phẩm này sẽ được chế biến
thành keo da trâu. Cái tư thế bào mới lạ chứ: "con da" được đặt cho căng
trên một chiếc giá gỗ phẳng, nghiêng. Người bào, từ phía trên gập người,
hai tay đưa lưỡi dao nạo từng lớp từ trên xuống dưới. Anh ta ngừng bào,
dùng tay phải bẹo, xem đã mỏng đến độ cần thiết chưa. "Con da" sẽ làm
trống lớn phải tính toán làm sao cho vùng sẽ là tâm mặt trống, có độ dầy
lớn hơn cả, rồi mỏng dần theo những vòng tròn đồng tâm trên mặt trống, ra
tới tận tang trống. Có như thế mặt trống mới bền, tiếng trống mới vang.
Dầy quá, tiếng bì bì, mỏng quá tiếng vang nhưng chóng thủng. Con trâu sẽ
làm trống, cũng phải mô xẻ theo một yêu cầu riêng, để diện tích mặt trống
là lớn nhất.

Đại thắc mắc:

- Thưa bác, thế da trâu nào cùng làm trống được chứ ạ?

- Da nào cùng làm được. Nhưng trâu càng già, da càng tốt. Trâu càng to, da
càng tốt. Những chiếc trống lớn phải dùng da trâu cái, vì khi chửa bụng nó
phình to ra, đẻ xong lại co lại do đàn hồi nhờ thế mới cao.

- Thế người ta phân loại trống thế nào ạ? Ý cháu muốn hỏi về độ lớn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.