theo hoàn cảnh khác nhau mà lối đánh cùng khác nhau, và dùng các loại
dùi khác nhau. Trống nào dùi ấylà thế mà ông. Trống ngũ liên giục người
lính ra trận, trống hộ đê, trống hội vật cổ vu đô vật quyết hạ đối thủ lấm
lưng ngửa bụng, tất nhiên là khác trống chèo. Lúc diễn viên ngân nga luyến
láy không được mùi mẫn lắm, người cầm trống phải đế vào đúng lúc, cho
câu hát khỏi gẫy, thậm chí còn phải nổi dồn dập để khoả lấp một câu hát
đuối, một lời thoại vụng. Thế mới có câu vụng chèo khéo trống, hoặc đánh
trống lấp đấy ông ạ. Bây giờ trống không chỉ cầm trịch dàn nhạc, lúc bản
nhạc đến cao to. Các loại trống của dàn nhạc hiện đại còn biểu diễn hẳn
một tiết mục riêng, độc tấu trống mới ghê. Thế ông có nghe nói đến liên
hoan trống quốc tếchưa? Việt Nam đã tham gia cái Festival trống gồm bẩy
nước đấy. Mà ông và hai cháu biết cho: chính trống người làng tôi tham gia
đấy.
Họ đến trước một ngôi đền không to lắm dưới chân núi.
Hai gốc đại cổ thụ trấn ngự hai bên. Ông Tiết kể, ngày xưa, một người ăn
mày sa cơ lơ vận dạt đến làng này. Được bà con cưu mang, rồi ở lại làm ăn.
Ông có một con trâu rất khoẻ ngày cày nửa mẫu ruộng như chơi. Đã một
lần, với con trâu ấy, ông cày thi với vua Dinh Tiên Hoàng, khi Người từ
kinh đô Hoa Lư ra đây cày thi với lực điền làng tôi. Bây giờ, gọi thế là nhà
Vua khuyến nông đấy ông nhỉ. Khi con trâu già yếu, không kéo cầy được
nữa, ông làm thịt biếu bà con mỗi nhà một miếng. Ông nói: "Tôi sẽ biếu
làng một vật dụng, làm từ con trâu đã làm bạn, nuôi sống tôi bao nhiêu năm
nay". Cả làng xúm xít quanh ông nhiều ngày. Chiếc trống ra đời. Chưa bao
giờ dân làng tôi được nghe một âm thanh lạ lùng đến thế, vang vọng đến
thế. Người nông dân ấy là ông tổ nghề làm trống làng tôi đấy. Cụ vẫn nằm
đây, phù hộ cho nghề làm trống làng tôi phát đạt.
- Thế ông và hai cháu có muốn xem làm trống không?