mình. Ông nhìn lên cao như hỏi trời xanh. Hai người con cùng lặng đi theo
dòng suy tư của bố.
Một lát, như tỉnh lại, ông tiếp câu chuyện dang dở:
- Nhưng nếu theo chuẩn bền vững thì thương hiệu Mỹ đứng cuối cùng top
ten. Thứ tự thế này: nhất Anh, nhì Thuỵ Sĩ, ba Canada, tư Ý, rồi đến Thuỵ
Điển, Đức, Nhật, Pháp, Úc. Mỹ bét. Người ta còn tính mối tương quan giữa
giá trị thương hiệu quốc gia và GDP. Có những nước giá trị thương hiệu
cao hơn giá trị GDP, như Đan Mạch, tới 320%. Đa số các nước có giá trị
thương hiệu quốc gia thấp hơn giá trị GDP nhiều. Bố nhớ Hàn Quốc gần ta,
chỉ 26% Trung Quốc cạnh ta là 43%. Singapo có giá trị thương hiệu đúng
bằng giá trị GDP. Người ta còn đánh giá chất lượng nhân lực trong đó có
thế thao, y tế v.v…
Cái máu giảng nghị quyết lại bốc lên. Ông Hoè thấy mình như đứng đứng
trên bục, trước hàng trăm con người, tay giơ lên chém xuống cùng với
những lời hùng hồn. Bây giờ cứ toạ không đông như xưa mà là hai con ông.
Đang say giảng giải, ông nêu câu hỏi:
- Các anh có hỏi tại sao bố nhớ những con số ấy không? Nó là bệnh nghề
nghiệp. Bố quen đi giảng nghị quyết, nên có tư liệu gì con minh hoạ cho
bài giảng thì ghi lại. Bây giờ không còn làm công việc ấy, nên chẳng ghi
chép làm gì. Thế sao nhớ được những tư liệu ấy. Đầu óc bố bây giờ không
nhớ được những con số nữa rồi. Nhưng, những số liệu ấy thì bố vẫn nhớ.
Bố đã ngồi trước tài liệu này suốt một ngày. Nó buộc bố nghĩ lại đời mình.
Bố chỉ có một việc là nghe cấp trên phố biền, giảng giải nghị quyết. Rồi lại
đi phổ biến, giảng giải lại cho cấp dưới. Cứ như một cái máy ghi âm, thu
vào phát lại. Tất nhiên cũng có thêm thắt một vài số liệu cập nhật trên báo
chí, một vài tình hình địa phương, ngành nơi mình đến. Nhưng, tựu chung
vẫn thế,