ánh mắt soi mói, dòm dỏ, dè bỉu, thương hại cứ bám nết lấy chị. Đến cả lúc
đi chợ, cũng vẫn những cặp mắt ấy bám riết. Chỉ có hai nơi có vẻ an toàn
cho chị ẩn nấp, nhưng lại không thể trốn mãi ở đây - phòng vệ sinh cơ quan
và căn hộ của mình.
Ở hai nơi ấy, chị không bị những cái nhìn phía sau xói vào. Nhưng, con
người là một thực thể xã hội, khi sinh ra, xã hội đã đóng dấu vào tên tuổi.
Người càng có vị thế xã hội cao, người càng nổi tiếng, những người của
công chúng dấu ấn xã hội càng đậm, ảnh hưởng xã hội càng rộng. Phụ nữ
càng xinh đẹp, càng nhiều người biết đến. Không ai, không cách nào, con
người có thể giữ kín dấu ấn xã hội, cả khi mình đã chôn dưới ba tấc đất.
Diệu không thể chạy trốn dư luận xã hội vừa thương hại, vừa dè bỉu. Nó len
cả vào giấc ngủ, trong hơi thở. Với cả Kiên, chị cũng trốn chạy.
Ngồi họp, Diệu chỉ còn biết nhìn vào cuốn sổ tay trước mặt. Kiên chỉ hỏi:
"Chị Diệu có ý kiến gì không?" Diệu đã giật mình.
Hôm tờ Thời luận bêu chuyện Sán lên mặt báo, tối về chị hỏi chồng:
"Chuyện thế nào hả anh? Vẫn là câu tìm hiểu, không hề trách cứ, phê phán
gì. Vậy mà Sán đã trợn mắt:
- Còn thế nào nữa. Chúng nó vu cáo, bôi nhọ tôi. Không được ăn thì đạp đổ
chứ sao?
Dù biết hỏi cũng chả để làm gì. Không nhẽ lại không hỏi. Dù biết vẫn có
chuyện gian lận trong bầu cử, không chỉ ở một đại hội mà còn ở nhiều kiểu
đại hội khác. Nhưng chính chồng mình làm việc gian dối ấy thì chị không
hình dung được Chán chường. Đau đớn. Tuyệt vọng.
Sáng sau, phờ phạc vì mất ngủ và đầu đớn dằn vật, vừa đến cơ quan, Diệu