uỷ và Uỷ ban cùng tiếp đoàn cho thêm phần long trọng. Do đó khách chỉ có
năm (kể lái xe), nhưng chủ nhà thì gấp hơn bốn lần như thế. Tiệc ăn đặt
trên hai dãy bàn ở gian giữa nhà hàng, tất nhiên làsang trọng rồi. Vì thế, lúc
này tất nhiên làphải quán triệt tinh thần "lấy mâm làm gốc, lấy cốc làm rễ".
Và để thể hiện thịnh tình với khách, tự nhiên là, khi nâng ly phải ngửa cổ
100%!
Buổi chiều, bà Phương Thành, Phó chủ tịch Huyện phụ trách văn xã, cùng
Phó Văn phòng Uỷ ban Nhân dân huyện dẫn đoàn đi dự lê khánh thành hai
ngôi nhà tình nghĩa, được làm bằng tiền ủng hộ của Lâm Du. Sau đó, sẽ đi
thăm bãi biển Cảnh Phong, nổi tiếng của Huyện. Bà Thanh đề nghị được
ngồi cùng xe với Kiên và Diệu để tiện trò chuyện. Hai người trong đoàn
sang xe chủ nhà, ngồi với Phó Văn phòng Huyện.
Cả Kiên và Diệu đã nhiều lần qua vùng này, rồi vào tuột Huế, Đã Nẵng hay
Sài Gòn. Chưa bao giờ dừng lại ở đây.
Nghe giới thiệu mới thấy, chiến tranh đã diễn ra ở đây khốc liệt vô cùng.
Trung bình, cứ mỗi nhà phải hứng một tấn bom. Chưa kể pháo từ hạm tàu
ngoài khơi rót vào. Không nhà nào không có người hy sinh trong chiến đấu,
hoặc bị bom đạn giặc giết hại. Tỉ lệ bà mẹ Việt Nam anh hùng tính theo dân
số, vào loại cao nhất nước. Gia đình đoàn đến thăm và dự lễ khánh thành
nhà tình nghĩa là một ông lão ngoài bảy mươi, cha đẻ một liệt sĩ. Vợ và ba
người con nữa, hy sinh cùng lúc trong một trận bom. Gọi là gia đình nhưng
chỉ có một mình ông lão, các cháu con người anh cả và người em út thay
nhau đến nấu ăn giúp.
Trước, ông lão cứ luân phiên ở nhà anh em. Giờ có ngôi nhà này mới được
ở riêng: Xã bàn tính mãi đấy. Ông không đồng ý dùng số tiền được trợ cấp
gửi tiết kiệm ăn dần. Sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người môi mồ. Cứ