Ngày trước, còn cấm chợ ngăn sông, hạt tiêu rất đắt, gian thương mới trộn
lẫn hạt đu đủ cái vào. Nếu xát cho hết vỏ ngoài, ngay lúc thu hoạch về,
phơi khô ta được hạt tiêu sọ. Ngày xưa, hạt tiêu Ấn Độ lúc mới sang châu
Âu, nó quý, nó đắt đến mức khi bán, người ta đã phân loại hạt to nhỏ rồi,
lại còn đếm từng hạt chứ chưa cân như bây giờ. Nhà giầu đựng nó trong
những chiếc túi gấm nhỏ xinh, đeo vào thắt lưng ở bụng, như đeo đồng hồ
quả quýt vậy. Nó được coi như một vật trang sức. Để khoe của mà!
Bà Thanh vốn là nhà giáo nên có cái cặn kẽ, tỉ mỉ chi tiết. Và lại được nói
về sản vật quê mình, được khoe hiểu biết của mình trước một chức sắc vừa
đẹp, vừa nhiệt tình nghe thế này là điều thú vị. Nó giống như một thứ bệnh
nghề nghiệp. Kiên cũng chăm chú theo dõi câu chuyện giữa hai người.
- Em thấy rất lạ. Quê chị đã nắng nóng, lại trồng, lại ăn hai thứ quả thật cay
là ớt và hạt tiêu thì lạ thật. Chắc hẳn người dân quê ta đều có trái tim bốc
lửa.
Bà Thanh cười sung sướng. Bà đưa tay, vén mái tóc phi dê ruổi, hất nó ra
sau vai. Khuôn mặt đầy đặn phúc hậu của người phụ nữ ngoài năm mươi,
tươi cười đón ý khách:
- Trong tình yêu, trai tim người quê mình bốc lúa thế nào thì để các nhà
văn, nhà thơ miêu tả. Chứ trong hai cuộc kháng chiến vừa qua thì, trái tim
yêu nước của dân đất lửa này thật đáng khâm phục.
Không hiểu sao, tự nhiên bà Thanh lại hòi một câu lạc lõng:
- A này, mình hỏi Diệu nhớ, ở Thanh Hoa, người ta nuôi bò làm gì?
Câu chuyện có vẻ ăn ý nên xưng hô thân hơn. Nhưng Diệu hơi lạ về câu