"Đến người buôn bán nhỏ cũng cải tiến nhiều rồi. Mỗi người bán một mặt
hàng, nhưng vẫn là phân công tự nhiên của lối làm ăn thủ công". Anh hỏi:
- Thế tối nay, không bán hết thì làm thế nào?
- Cháu mang về, sục khí, nó vẫn sống mà!
- Thế con chết ngửa bụng kia thì làm thế nào? Mang về ăn à?
- Bán cho hàng ăn. Hàng cá có mấy khi ăn cả đâu chú!
Anh nhìn đồng hồ, mất tất cả mười bảy phút. Tính cả đoạn đường đi bộ từ
đây đến chỗ đỗ xe, cả đi lẫn về mất hơn chục phút nữa…Những cái chợ cóc
như thế này, nghềnh ngàng xuống cả lòng đường. Nhếch nhác. Hôi hám.
Cản trở giao thông. Đại bỗng nảy ra ýnghĩ. Muốn thanh toán những chợ
cóc, hàng vỉa hè, hàng rong thế này, chỉ có cách làm siêu thị. Lần đi Pháp
vừa rồi, chính Đại đã gặp rắc rối vì mua hàng rong. Họ phạt cả người bán
và người…mua mới hay.
Thanh Hoa mới có hai siêu thị to của người nước ngoài. Người Việt Nam
thích sự tiện lợi. Đi xuyên qua thành phố, mới đến một siêu thị ở ven nội.
Phải có những siêu thị nhỏ hoặc vừa, cho từng khu vực, để đi làm về, tạt xe
vào là mua được ngay. Đi xa sẽ phải mua cho cả tuần. Người mua thực
phẩm đóng gói bây giờ, cẩn thận đến mức, xem cả ngày sản xuất, hạn sở
dụng. Vài cái nhỏ cùng bằng một cái to chứ. Mình tranh thủ thời cơ, trước
khi vào WTO mới được.
Đại điện cho Tần, báo em gái về sớm giúp mẹ một tay.