của hàng trăm ngàn người Việt tị nạn tại vùng Nam California.
Ngày Lễ Tạ Ơn năm ấy, ông bà McCoy đã mời Nhàn và hai con tới thâm
Virginia. Nhân dịp này, họ đã cùng đi viếng mộ John McCoy trong Nghĩa
trang Quốc gia Arlington và thăm Bức Tường Việt Nam ở Washington, nơi
khắc tên gần 57,000 người Mỹ đã hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam.
Mấy ngày sống chung trong ngôi nhà ở Vienna đã xoá tất cả ngăn cách giữa
những người khác chủng tộc, màu da, khác lục địa, mà cuộc Chiến tranh
Việt nam đã đem họ lại với nhau trong những mối liên hệ đầy ngộ nhận và
thành kiến.
Trước khi chia tay, bà McCoy nói với Nhàn:
- Nhờ you, chúng tôi đã thoát khỏi sự ám ảnh của "con ma Việt Nam".
Chúng tôi tin rằng John đã yên nghỉ với lương tâm trong sáng của một
người đã chiến đấu vì chính nghĩa. Chúng tôi rất đau buồn vì cái chết của
con chúng tôi và cũng thấu hiểu nõi đau buồn của you. Chúng tôi nghĩ
rằng Lisa là niềm an ủi cho you và nay cũng là niềm an ủi cho chúng tôi.
Bà ta mỉm cười, và Nhàn cũng mỉm cười trong nước mắt long lanh. Cô
biết từ nay ông bà McCoy có thể bình yên sống với những năm tháng còn
lại, nhưng với mình thì cuộc hành trình đi tìm kiếm lại linh hồn đã mất vẫn
còn tiếp tục.
Ngoài bốn mươi tuổi, Nhàn không còn trẻ nữa nhưng cũng chưa già, và còn
cả một quãng đời dài để sống. Khi còn ở Việt Nam, Nhàn chỉ tìm mọi cách
để thoát ra khỏi một cuộc sống không còn chịu đựng nổi. Nay, đã yên ổn
trên một đất nước tự do, cô thấy không dễ dàng để chọn một cách sống.
Sống buông trôi và tạm bợ trên đất khách quê người để chờ ngày trở về
Việt Nam hay chết già trên nước Mỹ như một kẻ lưu vong mãn kiếp?
Hay quên Việt Nam đi để nhận nơi này làm quê hương, hội nhập vào xã hội
Mỹ?
Cả hai con đường trên đều có vẻ không phù hợp với Nhàn. Cô không
muốn đóng vai kẻ lưu vong mãn kiếp nhưng cũng không muốn tự xem
mình như một người Mỹ da vàng.
Những ràng buộc chằng chịt với hạnh phúc và thảm kịch trong nửa đời
người trên mảnh đất ở bên kia bời biển Thái Bình khiến Nhàn rất khó mà