LỬA HÒA BÌNH - Trang 37

Sơn Tùng

Lửa Hòa Bình

Chương 4

Sau gần ba năm bị giam cầm về tội "phản động", Nhàn được ra khỏi nhà tù,
cũng bất ngờ như khi bị tống vào đấy.
Một buổi chiều đầu năm 1978, sau một ngày lao động trở về trại, Nhàn
được gọi lên văn phòng trưởng ban an ninh trại.
- Chị ở đây bao lâu rồi?
- Hai năm bảy tháng sáu ngày.
- Tội của chị đáng bị ngồi tù ít nhất là mười năm nhưng cách mạng khoan
hồng... sau khi chị đã học tập tốt. - Viên trưởng ban an ninh đưa cho Nhàn
tờ giấy ra trại. - Kìa, sao trông chị không có vẻ vui mừng gì cả? Chị không
thích được tự do à?
Nhàn giật mình, đáp:
- Có chứ! Ai mà không thích tự do? Bác đã nói là "không có gì quý hơn
độc lập, tự do" mà!
- Nhớ trình giấy này cho công an địa phương đấy và nhớ là chị còn bị quản
chế sáu tháng đấy nhá.
Nếu có điều gì đã làm Nhàn thay đổi sau hơn hai năm học tập cải tạo, đó là
không nên nói thật ý nghĩ của mình với một anh Việt Cộng. Nói thật là một
trọng tội. Nói dối là công dân tốt. Trong một xã hội khi mọi người đều
tiêu bạc giả, kẻ xài bạc thật không những là người dại dột mà còn là kẻ có
tội. Tội ấy Nhàn đã phải trả bằng ba mươi mốt tháng tù.
Khi nghe báo tin được ra trại, Nhàn đã không tin ở lỗ tai của mình. Cô
không còn hy vọng vào ngày về nữa sau một năm ở tù. Tuy không bị tòa
nào xét xử và tuyên án, Nhàn còn biết tội của mình - tội nói thật - trong khi
nhiều người khác không biết là họ đã phạm tội gì, và một số người đã chết
ở đây - tự tử, bệnh hoạn, tai nạn...
Nhàn đã hối hận về việc tranh cãi với các anh công an ở xã, ở huyện, và
cảm thấy có tội với ba đứa con, với cha mẹ già. Cô sẵn sàng làm mọi điều
để lo cho các con và giúp đỡ cha mẹ, nhưng cô không im được trước những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.