LỬA HÒA BÌNH - Trang 86

đã gặp người này ở đâu nhưng không nhớ rõ.
Viên chức phỏng vấn người Mỹ đọc qua hồ sơ và nói:
- Chào ông Lê Văn Toàn, tôi là Adam Smith. Ông có thể đọc cho tôi số
quân của ông?
Nhàn dịch lại, và Lê Toàn trả lời:
- Tôi không nhớ vì đã tan hàng sáu bảy năm và bị Việt cộng đày ải khốn
khổ.
Adam Smith gật gù, hỏi thêm vài câu về đời sống trong trại cải tạo và vùng
kinh tế mới. Ông ta đẩy cho Nhàn một bức thư hai trang giấy viết tay bằng
chữ Việt và một bản dịch ra Anh ngữ, tố cáo người đàn ông là một viên
công an với một số chi tiết đã giúp trí nhớ cho cô. Đọc hết lá thư, mồ hôi
tươm ra trong lòng hai bàn tay Nhàn. Khi cô trả lại bức thư, viên chức Mỹ
hỏi:
- Bản dịch có đúng với nguyên bản không?
- Vâng. Đúng đấy. - Nhàn ấp úng.
Viên chức Mỹ nhún vai:
- Nhưng mà thư không có chữ ký, nên không thể cứu xét. Và trường hợp
này vẫn thường xảy ra ở các trại tị nạn. Người ta tới đây không có giấy tờ
gì cả, và vu cáo lẫn nhau vì ghét nhau.
Ông ta hỏi thêm người đàn ông và người vợ vài câu qua thông dịch của
Nhàn rồi quyết định: - Lời yêu cầu được di cư sang Mỹ của ông và gia đình
ông đã được chấp thuận.
Nhàn dịch lại và nghe lạnh buốt dọc xương sống và xây xẩm mặt mày.
Adam Smith nhìn Nhàn tỏ vẻ ngạc nhiên:
- You có okay không, Nhàn?
- Vâng. Tôi okay. Xin ông cứ tiếp tục.
Nhàn gắng gượng làm việc cho đến lúc giải quyết xong hết các hồ sơ trong
ngày, và đầu óc rối loạn với những ý nghĩ quanh quẩn không lối thoát. Cô
đã nhận ra người tự xưng là một cựu trung úy VNCH chính là Bảy Kế, viên
trưởng công an huyện Lái Thiêu bảy năm trước đã đưa cô vào trại cải tạo.
Bây giờ y đi vượt biên vì lý do gì? Tỉnh ngộ? Hủ hoá? hay trà trộn vào
làn sóng tị nạn ra nước ngoài làm công tác tình báo? Nhàn có nên tố giác y

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.