XTA-LIN-GRÁT
Ngày mồng 2 tháng hai năm 1943. Ngày này sẽ vĩnh viễn đi vào lịch sử
thế giới. Cũng như chúng ta ngày nay đang học về các trận đánh ở Ma-ra-
phôn và Xa-la-môn, hàng nghìn năm sau trẻ em sẽ học về trận đánh ở Xta-
lin-grát phá tan quân phát xít.
Bằng các trận đánh ở Ma-ra-phôn và Xa-la-môn, người cổ Hy Lạp đã
cứu đất nước mình, nhân dân mình và nền văn hóa của mình. Nhưng trận
đánh ở Xta-lin-grát chỉ ra rằng Hồng quân đã cứu Châu Âu, nhân dân các
nước này và nền văn hóa của các dân tộc này.
Thành phố chúng tôi treo cờ thập ngoặc. Nhưng đó đã không phải là cờ
chiến thắng. Cờ treo rủ. Đó là cờ tang. Bọn chiếm đóng phải để tang vì
không thể che giấu được thất bại to lớn như vậy.
Những lá cờ rủ như vậy bây giờ treo ở khắp nước Đức và ở khắp các
nước bị bọn Đức chiếm đóng: ở Pháp, ở Hà Lan, ở Bỉ, ở Lúc-xăm-bua, ở
Na Uy, Đan Mạch, Ba Lan, Áo, Tiệp, Nam Tư, Hy Lạp… Thật là khủng
khiếp khi thấy rằng đã có bao nhiêu nước bị chiếm đóng. Thật ra nước
Hung-ga-ri, Ru-ma-ni và Bun-ga-ri cũng bị chiếm đóng, tuy rằng chính phủ
các nước đó tự nguyện tham gia vào quân đội Đức. Và nhân dân tất cả các
nước bị chiếm đóng này giờ đây cũng đang nghĩ về Xta-lin-grát đã bắt đầu
sự nghiệp giải phóng họ.
Chắc hẳn ở nước I-ta-li-a phát xít giờ này cũng đang la liệt những cờ
tang. Dù sao thì tên Mút-xô-li-ni cũng thừa duyên cớ để treo cờ rủ, bởi vì
tại mặt trận Xta-lin-grát quân đội I-ta-li-a đã bị đánh tan. Nếu so sánh với
các chiến hữu ở châu Phi về mặt vũ khí thì bọn I-ta-li-a ở Xta-lin-grát còn
tinh nhuệ hơn.