Bức thư viết bằng tiếng Đức như sau:
“Chiều tối nay sẽ ở nhà một mình.
Chờ đúng 9 giờ tối.
Đô-rít”
Hẳn độc giả đã đoán ra Đô-rít không viết và không gửi bức thư này, mà
là chúng tôi. Chả là vì kế hoạch quân sự của chúng tôi đã tính đến một bức
thư như thế.
*
* *
Mẩu thư thật ngắn ngủi. Nhưng viết nó không phải dễ. Có ba trở ngại
chính. Một là, chúng tôi không thạo tiếng Đức lắm. Hai là, chúng tôi không
biết Đô-rít và tên sĩ quan xưng hô với nhau là “ông, bà” hay “anh, em”. Ba
là, chúng tôi không biết nét chữ của Đô-rít. Chúng tôi khắc phục trở ngại
thứ nhất bằng cách nghiên cứu tự điển và sách giáo khoa ngữ pháp tiếng
Đức. Với trở ngại thứ hai chúng tôi đối phó bằng cách dựa theo kiểu viết
của trí thức, viết mà không có xưng hô “ông” hay “anh”. Trước trở ngại thứ
ba suýt nữa chúng tôi lùi bước. Chúng tôi chăm chú nghiên cứu cuốn sách
“Nét chữ và tính cách” của Ph. Vít-tơ-lích xuất bản theo “xê-ri”
“Tri
thức sinh động” và nhận ra rằng chúng tôi không thể giả mạo được nét chữ
của Đô-rít. Ngoài ra, trong sách cũng còn nói rằng giả mạo tên người khác
là hèn, là tội lỗi và có thể bị truy tố.
Tôi nói:
- Tớ nghĩ là chúng mình đến phải bỏ kế hoạch này mất.
May thay, cuối cùng Ô-lép đã nhớ ra chuyện một tên kẻ cướp hào hiệp
trong một cuốn sách nào đó. Tên này đã dùng một cái tên khác để viết gửi
đi một bức thư trình bày những dự kiến hào hiệp mà không hề dè chừng cơ
quan luật pháp, bởi mục đích viết bức thư của tên cướp ấy là cao thượng.
Thế là chúng tôi bèn dùng nét chữ điển hình của các cô gái 18 tuổi để
thảo ra bức thư ấy.
Ô-lép bảo: