cả hai bên đều phải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng sự dũng cảm và mạnh mẽ
của đối thủ và xứng đáng là những đối thủ.
“Chà, thế đấy, thế đấy, - tôi nghĩ. - Hóa ra người E-xtô-ni-a cổ không
chút căm thù bọn hiệp sĩ dòng tu. Họ chặt áo giáp của chúng chẳng qua vì
sự “tôn trọng” lớn lao. Thật là buồn cười”. Nhưng điều đó đối với thầy giáo
Mê-tu-xơ thì có vẻ không buồn cười và ông ta lại tiếp tục nói nghiêm trang:
- Cuối cùng chúng ta cần nhớ rằng chính người Đức đã đem văn hóa, văn
minh, vân vân đến đất nước chúng ta…
Ông ta không nói cái vân vân đó là cái gì thì Ô-lép ngồi cạnh tôi đã nói
xen vào:
- Nô lệ, ngược đãi, dốt nát…
- Tình trạng nô lệ là tất yếu lịch sử, - thầy giáo nói tiếp. - Nó được tạo
nên bởi cái quy luật quay của bánh xe lịch sử. Ngược đãi bao giờ cũng
đồng hành với tình trạng nô lệ. Còn cái gì có liên quan với dốt nát…
- Ở Van-ga bọn Đức lại thử nghiệm áp dụng biện pháp dung nhục hình.
Người nói câu ấy là cậu Xven Tơ-ra-at. Cậu ta là một chàng trai lặng lẽ,
ngồi ở bàn cuối. Và cái điều mà cậu ta đã nói là đúng sự thật. Người bạn
gái thời còn học sinh với mẹ tôi hiện đang làm việc tại ga xe lửa ở Van-ga
hồi mùa thu có đến thăm nhà tôi, đã kể chuyện ấy.
Thầy giáo làm ra vẻ không nghe thấy lợi nhận xét của Xven.
- Còn cái chuyện liên quan đến sự dốt nát, đến sự dốt nát về tinh thần, -
ông ta nói, - thì không được quên rằng trước khi người Đức đến, người E-
xtô-ni-a cổ vẫn sống dốt nát thực sự với tín ngưỡng đa thần. Chúng ta
không nên quên rằng nhà thờ thiên chúa giáo đóng một vai trò rất quan
trọng trong việc mở mang trí tuệ và giáo dục của nhân dân chúng ta.
- Nó đã dạy cho người E-xto-ni-a biết còng lưng trước bọn Đức, - một
cậu nào đó nói to.
Câu nói đó cất lên là để nói bóng gió đến chính thầy giáo lịch sử, bởi vì
ông ta đã không dạy điều gì khác ngoài sự còng lưng trước bọn chiếm
đóng.