PHẦN HAI : NHÌN RIÊNG CÁC LUẬN ĐỀ
8
ĐỀ I : MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ
Có thuyết cho rằng : « Cung oán ngâm khúc » có lẽ không liên lạc gì
với thân thế của tác giả và các việc xẩy ra ở trong nước lúc bấy giờ ». Ý
kiến anh thế nào giữa tác giả với cuốn đó ? Hãy dẫn chứng.
A. DÀN BÀI
1) Mở bài : Hiện có nhiều người đang băn khoăn tìm xem động cơ nào
đã thúc đẩy Nguyễn Gia Thiều sáng tạo nên thi phẩm ấy. Muốn khơi sáng
vấn đề, ta cần phối hợp : tác phẩm, tiểu sử và thời đại tác giả vào với nhau
để nghiên cứu thì mới thấy rõ chân tướng nội dung tư tưởng tập ấy được.
Sắc thái thời đại đã giữ một địa vị quan trọng trong sự tìm hiểu này.
2) Thân bài : « Cung oán ngâm khúc » là một tâm sự đau thương của
tác giả (ông và người cung phi có tâm trạng, hoàn cảnh giống nhau). Thi
phẩm có 2 điểm :
a) Đoạn nào có tính cách chung, hợp cả với ông và cung phi thì « hơi
văn » kém rung động chân thành.
b) Đoạn nào chỉ hợp riêng với ông thôi, khi đó nghệ thuật thành đạt
hơn, mang nhiều sức sống.
Dẫn chứng dần những sự trạng đã kích thích tâm hồn ông :
- Lúc được trọng dụng : Tuy được trọng dụng nhưng không có thực
quyền. Vì vậy ông không tận tụy với nghề, ham văn chương hơn.
- Xung đột giữa lòng tự trọng và sự chịu ơn không hợp lý : Tâm trạng
muốn tránh sự ỷ lại. Ngậm ngùi khi phải phụng sự cho quyền lợi cá nhân.
Tính chất, tự tôn, tự đại không để tác giả uốn mình luồn lọt. Ông so sánh
tính chất cao quý của mình với nếp sống của người chung quanh. Thực trạng