LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 17

lên trước mặt để người nghiên cứu dễ tìm ra. Qua hai chữ có lẽ, chúng ta
thấy ý kiến đó vẫn chưa dám quyết đoán. Bây giờ muốn cho nghi vấn được
sáng tỏ, chúng ta cần làm công việc phối hợp – ghép thi phẩm vào với tiểu
sử ông – cùng với những việc đặc biệt đã xẩy ra trong thời đại ông sống, rồi
mang nghiên cứu chặt chẽ. Sắc thái thời đại ông sẽ giữ một địa vị quan trọng
trong sự tìm biết này. Chúng ta sẽ lần lượt vào sâu các ngõ ngách của vấn
đề.

2) Thân bài : Nguyễn Gia Thiều có một tâm sự đau thương. Tâm trạng

và hoàn cảnh ông có nhiều điểm giống tâm trạng và hoàn cảnh của người
cung phi nên ông đã mượn lời người ấy để giải tỏ nỗi lòng. Trong thi phẩm,
chúng ta nhận ra có hai điều chứng tỏ cái dụng tâm này :

a) Những đoạn có tính cách chung vừa thích hợp với cá nhân ông lại

vừa thích hợp với người cung phi thì « hơi văn » kém phần sôi nổi, kém sự
rung động chân thành.

b) Nhưng nếu đoạn nào có thể chỉ hợp riêng với cá nhân ông thôi, thì

khi đó chúng ta thấy lời thơ tràn trề sức sống.

Để có một ý niệm cụ thể, chúng ta hãy dẫn tạm ra đây vài luận chứng :

Chim đáy nước, cá lờ đờ lặn,

Lửng da trời, nhạn ngẩn ngơ sa.

Hương trời, đắm nguyệt say hoa.

Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.

Muốn nói đến sự « thực đẹp » của một người đàn bà, tác giả vì ít gói

ghém được ở đấy « hồn » mình nên ông không thể có chân cảm được, đành
vẽ ra những hình ảnh có tính cách « thậm xưng » chỉ có giá trị trong sự dùng
phép « bình đối » và « tiểu đối » mà thôi. Đến khi cần ca tụng thêm về tài
của nàng Cung phi ấy, Nguyễn Gia Thiều cũng vẫn chưa khơi gợi tiềm lực
xúc động của chúng ta :

Câu cẩm tú đàn anh họ Lý,

9

Nét đan thanh bậc chị chàng Vương.

10

Cờ tiên, rượu thánh ai đang ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.