LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 19

tụy với nghề ; chí hướng ông nặng tình bút mực. Ông biết rằng ơn lộc chúa
cấp cho ông chỉ có tính cách chiếu lệ mà thôi. Mặc dầu thế, nhưng đã có thời
kỳ chúa trọng dụng ông ; sự ấy ông cũng đã công nhận :

Vẻ vưu vật trăm chiều chải chuốt,

Lòng quân vương chỉ chút trên tay ;

Và rồi trong sự ra luồn vào cúi ấy, ông vẫn cảm thấy rằng :

Thân này uốn éo vì duyên,

Cũng cam một tiếng thuyền quyên với người.

13

Hoặc khi tủi phận ông đã ngậm ngùi tự nhủ rằng :

Vốn đã biết cái thân câu trõ,

Cá no mồi cũng khó nhử lên.

b) Xung đột giữa lòng tự trọng và sự chịu ơn không hợp lý : Giữa khi

mà chế độ phong kiến còn làm mưa làm gió, nói ra câu trên, ông không ngại
phạm phải tội « mạn thượng » chính vì sự tủi cực đã dầy vò ông đến một
cường độ rồi. Cứ ỷ lại trông nhờ ơn « mưa móc » của nhà Chúa mãi trong
khi lòng mình không thiết tha đến cái « công vụ bất đắc chí » ấy, ông thấy
rằng thân ông – cũng như thân nàng Cung phi – chỉ là :

Cái thân Tây tử lên chừng điện Tô.

14

dùng để giải trí, cống hiến cho quyền lợi cá nhân các vua chúa thôi. Con
người phủ phục dưới « bệ rồng – sập ngự » nào khác gì :

Đóa lê ngon mắt cửu trùng ?

Nhất khi tính chất tự tôn, tự đại của quý tộc vốn là mạch máu chính

trong tư tưởng ông, luôn luôn nhắc nhở ông nhớ đến cái giá trị Nguyễn Gia
Thiều, nên ông đã chép miệng tiếc cho « đóa hoa vương giả nở nhầm chỗ » :

Lan mấy đóa lạc loài sơn dã,

Uổng mùi hương vương giả lắm thay !

Nở nhằm đất ở nơi đó – trong một phút bất bình nhất thời – theo ý ông,

đất ấy chỉ là cái « bẫy » để cho :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.