Mùi phú quý nhử làng xa mã,
Bả vinh hoa lừa gã công khanh.
Hoặc nếu khá hơn thế chăng nữa thì cũng chẳng hơn gì cảnh một « sân
khấu đời » gặp lúc tàn cuộc như :
Đền Vũ tạ nhện chăng cửa mốc.
Ông coi những sự trạng ấy như trong một cơn mê sảng, đèn hoa tưng
bừng bao nhiêu thì càng khiến ông ngao ngán giận thân mình lầm lạc bấy
nhiêu. Chúng ta hãy nhìn ông ngắm đôi bàn tay trắng của mình :
Giấc Nam kha
khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không !
Ở đây cảm giác thực tinh vi, nói được hết sự buồn nản, thảng thốt của
con người. Khi thực trạng đã tơi bời dội xuống đầu ông, những cảnh bẩn
thỉu, giả trá, lừa lọc, tàn bạo, bất-công v.v… ở trong cung, trong phủ cũng
như ở kinh thành, mỗi lúc một nổi lên rõ rệt, chỉ vì miếng đỉnh chung phú
quý khiến ông thấy ghê tởm đã phải hạ những lời khinh bỉ :
Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm,
Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon.
Rồi ông mơ tưởng đến một cảnh trong lành hơn :
Cùng nhau một giấc hành môn,
Lau nhau ríu rít cò con cũng tình.
c) Trái nghề : Vì mê say văn chương, sao nhãng nghề binh, nên đã có
thời kỳ ông mất tín nhiệm với chúa. Mùi giấy hoa tiên và ngọn bút lông thỏ
đã quyến rũ ông. Lý trí giữ ông ở lại với nghề nghiệp. Nhưng tình cảm bị
câu thúc, bật lên những phản động lực mạnh mẽ ; dằn vặt con người nghệ sĩ
trong ông. Cái « thế giới » nghệ sĩ ấy mầu sắc chói chang quá, vừa giàu đủ
vừa bát ngát, thích hợp với bản chất chính của ông. Vậy mà sợi dây số phận
kia vẫn trói buộc ông. Nguyễn Gia Thiều đi tìm một lối thoát cho tâm hồn :
nhìn lên không trung mà vừa nói diễu « trời » vừa thống trách mỉa mai :
Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán,