Chết đuối người trên cạn mà chơi !
« Mệnh trời » không phải chỉ một câu nói ấy mà có thể đổi thay ngay
được cái bánh xe trong « cái máy huyền vi » ; nhưng Nguyễn Gia Thiều vẫn
kiên nhẫn :
Tay tạo hóa cớ sao ác độc,
Buộc người vào kim ốc mà chơi !
Và đến lúc này ông không nén được bình tĩnh nữa :
Chống tay ngồi ngẫm sự đời,
Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo cam !
Thời ông sống, có giặc giã bốn phương, người ta phải đặt vấn đề quân
sự lên hàng đầu, hàng văn quan dù ngay bậc Tể tướng ở triều đại đó cũng
phải lui bước trước bọn lính Tam Phủ – là những kẻ chịu đem xương máu ra
giữ nước một cách trực tiếp thiết thực :
Thôi thôi ngảnh mặt làm thinh,
Thử xem con tạo gieo mình nơi nao ?
d) Thời cuộc rối ren làm thương tổn đến luân lý ngũ thường của
Nguyễn-gia-Thiều : Không những phải đi trái nghề, Nguyễn Gia Thiều còn
bị một số người thù ghét ; ông tự ví mình như một người đàn bà đẹp, sắc tài
rực tươi « đào kiểm » nên mới có nhiều người ghen tức. Lòng ganh ghét ấy
lớn quá, đã biến thành sự phiền não :
Áng đào kiểm đâm bông não chúng.
Mà những người đó nào có đạo đức gì ? Họ chỉ là « phàm nhân » xéo
lên trên lễ giáo và chà đạp đạo đức bằng đủ mọi lối. Trước những tham
vọng, những lôi kéo tầm thường của nếp đời duy dục, ông thấy càng phải
tránh xa vũng lầy nọ ra, muốn tỏ ý vượt lên trên cái tâm lý tư kỷ của họ bằng
những lời ngạo nghễ, tự tin và rất nghiêm nghị :
Gan chẳng đá, khôn đường khá chuyển,
Mặt phàm kia, dễ đến thiên thai ?
Hương trôi xá động trần ai,