LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 18

Lưu Linh, Đế Thích là làng tri âm.

11

Ở những câu trên, ngoài cái giá trị về điển cố, ý đẹp lời trau chuốt, hoặc

có giá trị về cách « luận cảnh », chúng ta chỉ có thể công nhận rằng học vấn
tác giả uẩn súc, lối hành văn hàm súc nói ít mà người đọc hiểu được nhiều,
chứ thực ra những giòng thơ ấy chưa một lúc nào đi thẳng vào tâm hồn
chúng ta cả ! Sở dĩ có nhược điểm ấy, chính tại trong những « mẩu gương »
kia, không in hẳn hình ảnh tác giả. Nếu có chăng nữa thì cũng chưa phải
phần sâu xa của tâm trạng ông. Lòng người viết mà chưa rào rạt mê say thì
khi nào người đọc chia vui chia sầu với tác giả được ! Nhưng sát ngay đấy,
chúng ta nghe những lời mà 10 phần để bầy tỏ nỗi lòng của ông ra trọn cả 10
phần thì ta thấy tứ thơ khác hẳn :

Vì đâu nên nỗi dở dang ?

Nghĩ mình, mình lại thêm thương nỗi mình.

Ba tiếng « mình » trầm trầm này đã láy đi láy lại, âm thanh réo lên, lâu

mới dứt đoạn, gieo vào lòng chúng ta một nỗi buồn thấm thía và như làm
hiện lên trước mắt ta một hình người ngồi âm thầm khóc với bóng mình
trước ngọn nến lung linh trong gió. Nghĩ về kiếp người ông đã hạ câu :

Trăm năm còn có gì đâu ?

Chẳng qua một đám cỏ khâu xanh rì.

Hoặc ông ngán cho cái thế thái nhân tình :

Đa mang chi nữa đèo bồng,

Vui gì thế sự mà mong nhân tình !

Những tiếng nghẹn ngào ấy nếu không phải có một tâm sự đau thương

không bao giờ người ta lại có thể bi quan đến như thế được. Những sự trạng
nào đã kích thích tâm hồn ông, đã biến màu hồng thành màu xám chết lạnh ?
Chúng ta lần lần tìm ra :

a) Lúc được trọng dụng : Ông là người có họ với chúa Trịnh, nhà

Chúa cấp dưỡng cho ông từ tấm bé, lớn lên, ông làm nội thị, rồi sau nữa
sang ngành võ quan. Mặc dầu mang tước Hầu, nhưng tước của ông vẫn chỉ
có tính cách hàm thụ nhiều hơn là có thực quyền

12

. Bởi lẽ đó ông không tận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.