LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 34

Hồng lâu còn khóa then sương,

Thâm khuê còn rấm mùi hương khuynh thành.

51

Với những đoạn như thế, tác giả tỏ ra là một bậc túc nho ; dùng chữ đặt

câu rất trang trọng chỉnh đốn, thích hợp với nhân vật ông dựng nên. Nét nào
trong bức tranh cũng ghi tả được trọn cái phần tác giả muốn phô diễn một
cách phân minh.

- Nhược điểm : Vay mượn của người đi trước không phải là điều đáng

trách. Nhưng có nhiều đoạn ông đã dùng tròn cả ý người xưa vào trong một
câu của mình một cách thụ động, thiếu sức sáng tạo. Chẳng hạn như :

Gan chẳng đá, khôn đường khá chuyển

Câu này nguyên ủy ở trong Kinh Thi : « Ngã tâm phi thạch, bất khả

chuyển giã ».

Hoặc : Dẫu vàng nghìn lạng dễ cười một khi.

Do câu : « Mỹ nhân nhất tiếu hoán thiên kim » thơ Lý Bạch.

Hoặc : Tuy mày điểm nhạt nhưng lòng cũng siêu.

Ở câu : « …đạm tảo nga my triều trí tôn » thơ của Trương Hựu mà ra.

Hoặc : Vẻ chi ăn uống sự thường,

Cũng còn tiền định khá thương lọ là !

Thoát thai ở sách Mạnh tử : « Nhất ẩm nhất trác sự giai tiền định vạn

sự phận di định, phù sinh không tự mang ». Đối với văn pháp cũ, sự dùng
điển là một điều bổ ích, diễn được ý ngắn mà ý vẫn thâm thúy, uyên bác. Có
cái lợi gây được phần chất mà tránh được phần văn rườm rà. Hơn nữa, điển
cố nhiều khi giúp cho tác giả thoát khỏi cái hố thất luật, hoặc gieo được
những « vần thông » một cách « phóng vận » tự nhiên, thênh thang. Nhưng
nhiều quá thì khiến tác phẩm kém phổ cập, bưng bít và tối nghĩa !

c) Lý tính thiên về giáo huấn :

- Ưu điểm (không có)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.