LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 36

Và sự suy xét lập luận của ông còn tràn sang phong cảnh để rồi « ký âm

» một cách gò gẫm :

Sóng cồn cửa bể nhấp nhô,

Chiếc thuyền bào ảnh lô xô gập ghềnh.

57

Ở những đoạn ấy, vì trọng lý tính, chuyên chú vào ý tưởng khô khan

nên chẳng những rung cảm không có mà ngay đến cảm giác – một điều kiện
đứng hàng phụ – cũng thiếu thốn nốt !

3) Kết luận : Sau khi đã tìm hiểu những đặc tính nghệ thuật và phân

tích ưu điểm, nhược điểm của « Cung Oán Ngâm Khúc » chúng ta thấy rằng
: « Cung Oán Ngâm Khúc » có ba đặc tính như đã kể trên. Ba đặc tính ấy,
đều nổi rõ nét lên cả, mầu sắc đậm đà gần như nhau, nhưng « tính chất đa
sầu » vì đến với chúng ta bằng con đường tình cảm – một điều kiện căn bản
– nên dễ gây tác dụng hơn hai tính chất kia. Trong 3 yếu tố nọ đều có phần
hay và phần dở đi sát với nhau. Nói chung, thì phần hay dồi dào hơn, đã
thắng hẳn phần dở : gây được cho tác phẩm có một bản sắc rực rỡ, độc đáo,
đứng cạnh các sáng tác khác không hề bị lu mờ và còn tách riêng ra, chẳng
lẫn với cuốn nào được. Như thế, nó đã có cá tính, đủ lực tồn tại trong mọi sự
thử thách, rèn giũa của luật đào thải. Chúng ta chẳng những chỉ cảm phục «
Cung Oán Ngâm Khúc » mà chúng ta còn trìu mến hưởng thụ tác phẩm ấy
nữa.

C. ĐỀ TÀI ĐỀ NGHỊ

1) Nghệ thuật tả cảnh trong « Cung Oán Ngâm Khúc » ra sao ?

2) « Cung Oán Ngâm Khúc » là một áng văn nôm đặc sắc, trình độ

sáng tạo khá cao, nhưng vì lẽ gì mà vẫn không được nhiều người biết đến
như truyện Kiều ? Hãy so sánh và giải thích.

3) « Cung Oán Ngâm Khúc » có mang một nhân văn tiến bộ : đòi

quyền sống cho con người không ? Nếu có, hãy thuyết minh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.