4) Có người bảo : « Cung Oán Ngâm Khúc là một khúc oán thê thiết
nhưng vẫn không tỏ ra căm giận, phá phách ». Có đúng không ? Xét xem tác
phẩm ấy có chứa đựng tính chất xây dựng không ?
ĐỀ III : ẢNH HƯỞNG PHẬT HỌC
Ảnh hưởng Phật học tác động như thế nào trong « Cung Oán Ngâm
Khúc » ?
A. DÀN BÀI
1) Mở Bài : « Cung Oán Ngâm Khúc » không hẳn là một bài tuyên
thuyết chuyên giảng về đạo Phật. Muốn nhận định tác phẩm cho chính xác,
ta cần tìm hiểu sơ lược đại cương chủ nghĩa : « Chửng cứu phổ độ » của
Phật tổ.
II) Thân Bài :
a) Nguyên lý căn bản của đạo Phật :
- Sự nhận thức về cuộc đời : Đời là khổ hải (sinh, lão, bệnh, tử…) triền
miên trong « ngũ trọc ». Sự khổ sinh hóa kiếp này sang kiếp khác. Con
người bị « trầm luân » trong chốn hôn mê đó. Vòng « luân hồi » đã vật vã
con người. Thuyết « nhân quả », « nghiệp báo » gây oan trái. Để giải thoát :
tìm đến cõi nát bàn.
- Phương pháp giải thoát : Có 2 phép : a) Tự giác, tự lợi. b) Tự giác,
giác tha.
- Phương tiện : a) Dùng cách Tập đế (truy nguyên cỗi rễ sự khổ). b)
Dùng cách Diệt đế (lo tính để diệt dục). c) Noi theo đường Bát chính (để đạt
được nguyện vọng diệt dục).
- Cứu cánh : Sau khi đã « giác hành viên mãn » sẽ tới được thiên
đường : thành Phật, đồng thời hủy diệt sự sống mà tiêu nhập vào khoảng hư
vô huyền bí.