LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 39

dụng ». Khi không đạt được hoài vọng ấy, ông « bình thường hóa » cuộc
sống, nuôi hy vọng yếu đuối : « chờ thời ».

3) Kết luận : Ảnh hưởng Phật học chỉ tác động trong những phút yếu

đuối của tác giả. Nhận định cuộc đời là khổ hải, tác giả theo chính sách : tự
giác, tự lợi. Rút cuộc, hoài vọng mong được trọng dụng vẫn thoi thóp trong
tâm tưởng ông.

B. BÀI LÀM

1) Mở Bài : Như chúng ta đã biết, « Cung Oán Ngâm Khúc » không

phải là một bài tuyên thuyết nhất mực chuyên giảng về cái Đạo : « Vô
thượng chính đẳng chính giác » của Phật Tổ. Nó chỉ hướng về Phật học một
phần nào mà thôi. Nhưng nếu đã muốn xem ảnh hưởng Phật học tác động
như thế nào trong Cung Oán Ngâm Khúc, trước hết chúng ta cần phải tìm
hiểu lược qua những điều đại cương về chủ nghĩa « Chửng cứu Phổ độ » cho
chúng sinh

58

của vị giáo chủ ấy. Sau đó ta mới có thể bằng vào đấy mà nhận

định tác phẩm một cách xác đáng, đúng với tinh thần chứa đựng trong tác
phẩm được.

2) Thân bài :

a) Nguyên lý căn bản của Đạo Phật :

- Sự nhận thức về cuộc đời : Cuộc đời là một biển khổ (sinh, lão, bệnh,

tử). Tóm lại : triền miên trong cõi đời Ngũ Trọc

59

. Cái khổ đó là do ở lòng

tham dục mà ra : tham sống, tham sướng, tham mạnh. Sự khổ kéo dài miên
man, sinh hóa kiếp này sang kiếp khác. Truy nguyên thì do gốc ở « Thập
Nhị Nhân Duyên » mà nảy nở ra. Con người ta cứ bị đắm chìm trong chốn
hôn mê đó ; như thế là « trầm luân ». Bị xoay trong vòng « luân hồi », nếu
người ta gây ra « quả » gì xấu ở kiếp trước thì kiếp này phải mang « nghiệp
chướng » ấy. Và nếu kiếp này người ta có làm được « điều lành » thì đến
kiếp sau con người sẽ được hưởng sự tốt đẹp do cái « nhân » kia dựng cho.
Thế gọi là « nhân quả » và « nghiệp báo ». Vì ưu bi khổ não thế, con người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.