cần phải tìm cách thoát được vòng luân hồi, tránh được sự sinh tử mà tới nơi
cực lạc là cõi nát bàn thanh tĩnh.
- Phương pháp giải thoát : Người ta học đạo thường là để : a) Tự giác,
tự lợi (Phái Tiểu thặng hoặc Tiểu thừa). b) Tự giác, giác tha (Phái Đại thặng
hoặc Đại thừa). Muốn tự giác được, phải noi theo những điều này : a) Đã
nhận ra cuộc sống chỉ là khổ hải, ngũ trọc hoặc ngũ uẩn thì phải xét xem cỗi
rễ ở đâu mà ra (dùng phép Tập Đế). b) Đã biết gốc cái khổ rồi tất phải diệt
dục (dùng phép Diệt Đế). c) Muốn diệt được dục, phải dốc lòng theo con
đường Bát Chính
(phép Đạo đế). Bốn phép này là : Tứ Thánh Đế hoặc Tứ
Diệu Đế. Theo được vậy sẽ dứt được « thập nhị nhân duyên » và sau khi đã
« giác hành viên mãn » thì tới được cái đạo lý « vô thượng chính đẳng chính
giác » tức là thành Phật mà vào cõi thiên đường Nát Bàn. Đồng thời cũng
nghĩa là tự diệt được thân tài mình, xa sự sống mà tiêu nhập vào với hư vô
huyền bí.
b) Sự va chạm tư tưởng giữa Phật giáo và Nho giáo : Đối với cuộc
đời, Nho giáo xây đắp cho môn đệ cái mộng làm được hiển nho. Nho gia sẽ
không thể trốn tránh thiên sứ mình, cầm đem cái đạo ra giúp ích cho cuộc
đời để duy trì nền móng trật tự xã hội phong kiến sẵn có. Như thế, Nho giáo
công nhận thực tại, muốn hòa mình vào đấy để gánh vác việc chính trị cũng
như văn hóa… Phật giáo, trái lại, phủ nhận kiếp người, xa lánh cái « uế thổ
» này để tìm đến một « tĩnh thổ » khác… Con đường duy nhất là « diệt thân
»
để tiến tới cái cứu cánh « xác thịt tịch diệt » rồi linh hồn được đời đời
thanh thản ở miền cực lạc, cao đẹp tuyệt độ. Hai nguyên tắc ấy đối chọi
nhau. Sự xung đột tăng lên hoặc giảm xuống, và giáo lý nào thắng là tùy
theo hoàn cảnh tâm trí của từng con người nhận thức trong từng trường hợp
một. Nguyễn Gia Thiều có cả hai « nguồn sống » : Nho học, Phật học ở
trong người. Nhưng trong tâm tưởng ông, đạo lý Nho bắt rễ trước, và bền
chặt hơn học thuyết kia.
c) Ảnh hưởng Phật học tác động như thế nào trong « Cung oán
ngâm khúc » ?