LUẬN ĐỀ VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 35

- Nhược điểm : Nguyễn Gia Thiều vì thấm nhuần triết lý đạo Phật nên

trong tác phẩm này có những đoạn ông đã bỏ nhiệm vụ nghệ sĩ mà làm
nhiệm vụ một nhà luân lý học. Ông tự răn mình và mách bảo giúp người để
tránh những tục luỵ. Chúng ta thử nghe ý kiến ông khuyên răn về sự mưu
toan đường công danh một cách quá tỉnh táo :

Cánh buồm bể hoạn mênh mang,

52

Cái phong ba khéo cột phường lợi danh !

Hoặc ông khái niệm về thiên mệnh :

Cái quay búng sẵn trên trời,

Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm.

Và : Kìa thế cục như in giấc mộng !

Máy huyền vi mở đóng khôn lường,

53

Vẻ chi ăn uống sự thường,

Cũng còn tiền định khá thương lọ là.

Lý trí đã lấn át, đã giết chết tình cảm khiến câu thơ mất hết sinh lực,

khô xác đi như một vật bị đem phơi nắng lâu ngày. Nói ngay đến tác dụng
giáo huấn cũng không thể có được, vì cái « mô phạm » « đạo đức » ấy chỉ
bềnh bồng ngoài bề mặt của câu thơ chứ không chịu lẩn sâu, hòa hợp vào
lòng câu thơ ; không có sức công phá tiềm tàng. Có những lúc lời lẽ ông trở
thành khúc triết, ngăn nắp như lời một nhà giáo lúc giảng bài :

Tranh tị dực nhìn ưa chim nọ,

54

Đồ liên chi lần trỏ hoa kia ;

55

Chữ đồng lấy đấy làm ghi,

Mượn điều thất tịch mà thề bách niên.

56

Hoặc ông thêm cả vào đấy tính chất khảo sát của một nhà vạn vật học :

Kìa điểu thú là loài vạn vật,

Dẫu vô tri cũng bắt đèo bòng.

Có âm dương, có vợ chồng,

Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.