Tôi rất tán đồng và tôn trọng lựa chọn của Khương Phong, nếu
tôi là anh, tôi cũng làm như vậy. Khổng Tử cũng đã từng có hành
động tương tự như vậy, người nước Tề đã gửi một đoàn ca nữ tặng
cho thượng khanh cầm quyền lúc bấy giờ của nước Lỗ là Lý Hằng
Tử. Sau khi nhận đoàn ca nữ này, Lý Hằng Tử chìm đắm trong
hoan lạc, ba ngày liền không lên triều. Khổng Tử không thể chấp
nhận được việc này, nên đã từ chức.
Đây đúng là “đạo bất đồng, bất tương vi mưu”.
Đương nhiên, để làm được “không cùng suy nghĩ, chí hướng thì
khó mà cùng làm việc” là vô cùng khó khăn. Nhiều khi phải trả một
cái giá rất đắt, thậm chí là sẽ bị mất việc, bất kể là Khương Phong
thời nay, hay là Khổng Tử thời xưa đều đã chứng minh được điều
này.
Trái với “đạo bất đồng, bất tương vi mưu” là “đạo tương đồng
nhi tương vi mưu” - Khi quan niệm giá trị thống nhất mới có thể
cùng nhau mưu sự. Điều này có nghĩa là chúng ta phải phục vụ cho
doanh nghiệp có cùng giá trị quan với chúng ta, làm việc mà bản thân
yêu thích và am hiểu, đây chính là mấu chốt của việc đạt được
thành tựu to lớn.
Bài học:
Là nhân viên, cần phải lựa chọn công việc và sự nghiệp mà
bản thân mình yêu thích, phục vụ cho tổ chức và doanh nghiệp
có cùng quan niệm giá trị với mình.
Bất tẩu tiệp kính
Không đi đường tắt