nên làm. Họ không để tâm đến chế độ quy tắc và giá trị quan của
doanh nghiệp, ở họ không thể tìm được bất kỳ tinh thần và khí
chất cần có nào của một nhân viên.
Phương Minh là nhân viên kỹ thuật công nghệ. Ở công ty, anh
được đồng nghiệp gọi là “túi thông tin”. Anh thích “dò hỏi” tình hình
nội bộ công ty, ví dụ như lúc công ty phát lương, anh tìm cách để biết
được thông tin lương và đãi ngộ của người khác. Khi có được một vài
thông tin thì rêu rao khắp công ty, trên thực tế, rất nhiều thông
tin mà anh loan truyền không hề đúng với sự thực. Anh cũng không
quan tâm đến công việc của mình, làm việc tùy tiện, hễ có thời gian
là lên mạng chat, chơi điện tử.
Tháng 3 năm ngoái, cấp trên của Phương Minh đã tìm tôi, nói
về tình hình của Phương Minh, hỏi tôi phải xử lý như thế nào. Tôi
kiến nghị để Phương Minh đọc Luận Ngữ, xem “Bốn điều phi lễ”
của Khổng Tử, “nếu anh ta vẫn không cải thiện được thì chỉ còn cách
cho nghỉ việc.”
Kiểu nhân viên như Phương Minh không hề hiếm, họ vẫn tồn
tại trong rất nhiều doanh nghiệp. Họ hoàn toàn vi phạm “bốn
điều phi lễ”: xem cái không nên xem, nghe điều không nên nghe,
nói điều không nên nói và làm chuyện không nên làm. Nhân viên
như vậy làm sao có thể được doanh nghiệp chào đón?
Bài học:
Mỗi người đều phải đào sâu suy nghĩ, hành vi của bản
thân: Xem bản thân mình đã từng xem nội dung không nên
xem? Nghe lời bàn tán không nên nghe? Nói lời không nên
nói? Làm việc không nên làm hay không? Nếu có thì phải kịp
thời sửa chữa ngay.