mà nhân viên ngày nay nhận được, “hậu kỳ thực” là đặt bổng lộc nhận
được về phía sau. Tóm lại, ý nghĩa của câu nói này là: làm việc tích
cực rồi hãy tính đến thù lao, bổng lộc - đây chính là trung thành.
Ai cũng muốn bỏ ra sức lực và thời gian thì sẽ được báo đáp xứng
đáng. Nhưng, nếu một người chỉ làm việc vì báo đáp thì không cần
bàn đến lòng trung thành nữa. Nếu ở đâu trả mức lương cao hơn thì
nhất định họ sẽ lựa chọn nhảy việc. Những trường hợp như thế
không phải là hiếm.
Chúng tôi đã làm bảng câu hỏi sau khi kiểm tra nhân viên của
mình:
“Khi có công ty trả lương cao hơn, bạn sẽ lựa chọn thế nào?”
Lúc đầu, mọi người vẫn còn cẩn trọng, suy xét xem cấp trên của
mình bây giờ có đang thử mình hay không? Khi biết rõ đây là tình
huống giả định, có người đã mạnh dạn nói ra suy nghĩ của bản thân:
“Đến nơi nhiều tiền hơn mà không muốn thì há chẳng phải là
thằng ngốc hay sao?” Câu này vừa thốt ra đã được mọi người nhiệt
liệt hưởng ứng.
Chúng tôi hỏi tiếp rằng: “Vậy, là một nhân viên có cần phải
trung thành hay không?”
“Anh đùa hả? Trung thành? Trung thành đáng giá bao nhiêu
tiền?”
Rất nhiều người coi nhẹ giá trị của “trung thành”. Nhưng trong
Luận Ngữ, trung thành là căn bản và nền tảng để làm người, một
người không có lòng trung thành thì sẽ không thể tồn tại và đứng
vững được.