Tiền Phong không lâu trước đó cũng lại chuyển công ty, bởi vì
anh ta không hài lòng về mức lương hiện tại nữa. Nhưng, lần này
anh không may, một vài công ty xem xong lý lịch của anh đều đặt
câu hỏi trước tần số chuyển công ty quá nhiều của anh, và có yêu
cầu Tiền Phong giải thích rõ lý do.
Một người luôn đòi hỏi lương cao không có gì để phê phán hay chê
trách họ được, nhưng khi không có lòng trung thành, chỉ biết đòi hỏi
lương cao, cuối cùng chỉ nhận được kết quả trái ngược. Hơn nữa,
bất kỳ công ty nào cũng không thể coi trọng nhân viên xem tiền
lương là điều kiện hàng đầu.
Hoàng Vỹ bị công ty cho nghỉ việc. “Tôi thực sự không thể nào
chịu đựng nổi sự tồn tại của một nhân viên như vậy, bất kể ai nhờ
anh ta làm chuyện gì, anh ta đều hỏi: ‘Làm việc này, tôi có thể được
bao nhiêu tiền?’ Vài ngày trước, tôi giao cho anh ta một việc, anh ta
nghĩ rất lâu, bước vào phòng tôi và nói: ‘Tổng giám đốc Vương, tôi
không thể nhận công việc này được, bởi vì nó không phù hợp với đãi
ngộ và mức lương của tôi. Nếu thực sự muốn tôi làm, tôi xin được
nâng lương.’ Tôi tức giận đến mức không nói ra lời.” Tổng giám đốc
Vương phẫn nộ với chúng tôi.
“Anh nghĩ xem anh ta chả làm gì cả, mà cứ đòi nâng lương. Nếu
anh ta làm thực sự xuất sắc, tôi tự nhiên sẽ nâng lương cho anh ta.
Ai chả muốn giữ nhân viên ưu tú? Như Từ Phương, cô ấy mới vào
công ty chúng tôi chưa được nửa năm, nhưng tôi đã nâng lương cho
cô ấy. Nếu so với lòng yêu nghề của cô ấy thì Hoàng Vỹ không
bằng nổi 1/10, việc gì cô ấy cũng xông xáo đi làm, nhưng chưa bao
giờ xin tôi nâng lương.” Tổng giám đốc Vương nói tiếp.
Những nhân viên luôn coi việc lương lậu là hàng đầu như Hoàng
Vỹ không hề hiếm. Những người này thực sự là những nhân viên
không có lòng trung thành. Vậy, một nhân viên như thế nào mới