LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 105

hệ giữa người thân hào tặng và quản lý các khu đất với những người
thọ ân của ông, tức những người làm vườn, bị đảo ngược ngay khi
những người này phải thanh toán một món tiền đóng góp và có thể
tặng với sự tự hào những sản phẩm của khu vườn cho ân nhân của họ.

Các vườn công nhân còn thay đổi ý nghĩa trong Thế chiến II khi

chúng trở thành một công cụ để chống lại sự khan hiếm lương thực, và
để chấn hưng đạo đức liên hệ với khẩu hiệu của chính quyền Vichy là
“đất đai không nói dối”; rồi trong Ba mươi năm vinh quang

*

, khi

chúng vẫn tồn tại như là một nơi nhỏ bé bị quên lãng của văn hóa bình
dân bên lề của giới đi làm để ăn lương và của sự tiêu dùng đại chúng.
Với sự tăng cao của nạn thất nghiệp đại chúng, các vườn công nhân bị
lôi vào trong trận cuồng phong của trợ cấp hội nhập RMI, rồi vào
trong các lối làm sai lầm của kinh tế liên đới. Có lúc người ta đã định
trừ đi từ món tiền trả cho những người được hưởng RMI số tiền ước
tính là người làm vườn tiết kiệm được nhờ trồng rau quả. Người ta đã
phát minh ra các chu trình để bán các sản phẩm của vườn công nhân
để biến một việc làm có tính tiêu khiển thành một lao động có lợi về
kinh tế. Trong cả hai trường hợp, người ta đều đã không thấy được
rằng các vườn công nhân thuộc vào một chu trình kula trong khi RMI
hay việc tìm kiếm nguồn tiền thuộc vào một logic gimivali và rằng bản
thân những người làm vườn gắng sức bảo vệ sự khác nhau hoàn toàn
giữa hai cảnh xã hội đó.

Hướng đến một định nghĩa mới về lao động

Tuy nhiên, không có gì cấm chúng ta lấy cảm hứng từ LVBT lẫn

kinh nghiệm dài cả thế kỷ của các vườn công nhân để tưởng tượng ra
những “tái xác định tính chất” mới, sau khủng hoảng của một mô hình
trong đó sự bảo hộ xã hội hiện ra như là sự đáp trả, có thể đòi và vô
danh, của các quyền gắn liền với lao động ăn lương và được nới rộng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.