năm và sẽ trở lại trong năm sau. Ông Jochelson nêu các lễ hội cùng
loại nơi người Koryak, nhưng đã không dự các lễ hội đó, trừ lễ hội cá
voi
. Nơi người Koryak, hệ thống hiến tế tỏ ra rất phát triển
Bogoras
đã có lý khi so các tập tục này với tập tục “Koliada”
của người Nga: Trẻ con mang mặt nạ đi từ nhà này sang nhà khác để
xin trứng, bột và người ta không dám từ chối cho chúng các thứ đó. Ta
biết rằng tập tục đó là của người châu Âu
Các quan hệ liên quan đến các hợp đồng và trao đổi giữa người
và người cũng như giữa người và thần linh soi sáng cả một khía cạnh
của lý thuyết về hiến tế. Trước hết, chúng được biết rất rõ, nhất là
trong các xã hội nào mà ở đó các nghi lễ có tính hợp đồng và kinh tế
này được thực hành giữa người và người nhưng ở đó những người này
là các hiện thân đeo mặt nạ (incarnation masquée), thường có tính
cách saman và bị ám bởi vị thần linh mà họ mang tên: Thực tế họ chỉ
hành động như là đại diện của thần linh
. Bởi vì, khi đó các trao đổi và
các hợp đồng này kéo theo trong sự quay cuồng của chúng, không chỉ
con người và đồ vật, mà cả những vật linh thiêng ít nhiều liên kết với
chúng
. Rõ ràng đó là trường hợp của potlatch nơi người Tlingit, của
một trong hai thứ potlatch nơi người Haida và người Eskimo.
Sự tiến hóa là tự nhiên. Một trong các nhóm sinh vật đầu tiên mà
với chúng con người đã phải giao ước - chúng hiện diện ở đó, đúng
theo lý, là để giao ước với con người -, trước hết chính là các tinh thần
của người chết và các thần linh. Quả thực, chính chúng là các chủ sở
hữu của các đồ vật và các tài sản của thế gian
. Điều cần nhất là phải
trao đổi với chúng nếu không sẽ vô cùng nguy hiểm. Nhưng ngược lại,
chính với chúng mà việc trao đổi là dễ dàng và chắc chắn nhất. Sự phá
hủy có tính cách hiến tế rõ ràng nhằm mục đích biếu tặng và sự biếu
tặng đó tất nhiên được đáp lại. Tất cả các hình thức potlatch ở Tây-