LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 168

là “bà ta buộc một sợi chỉ vào anh ta”, như thể tự họ đã tìm được thành
ngữ Latin.

Nhưng, cũng như kula của người Trobrianda chỉ là một trường

hợp rất đặc biệt của sự trao đổi các quà tặng, potlatch cũng chỉ là,
trong các xã hội của miền duyên hải Tây Bắc châu Mỹ, một thứ sản
phẩm quái dị của hệ thống quà tặng. Ít ra ở các xứ có bào tộc, nơi
người Haida và người Tlingit, vẫn có các tàn dư quan trọng của sự
phục vụ toàn bộ cổ xưa, cũng là nét đặc trưng của người Athapascan,
nhóm bộ lạc quan trọng gần gũi với người Haida và người Tlingit.
Người ta trao đổi những món quà vì bất cứ cớ nào cũng như bất cứ sự
“phục vụ” nào; và tất cả đều được đáp trả về sau hay ngay cả lập tức
để được phân phối lại tức thì

*

. Người Tsimshian gần như cũng giữ

được các quy tắc

*

đó. Và trong rất nhiều trường hợp, các quy tắc này

vận hành ngay cả ngoài khung cảnh potlatch, nơi người Kwatiutl

*

.

Chúng tôi sẽ không nhấn mạnh đến điểm này vì nó quá hiển nhiên:
Các tác giả xưa cũng miêu tả potlatch bằng những từ giống hệt, đến
mức người ta có thể tự hỏi phải chăng nó là một định chế riêng biệt

*

.

Xin nhắc lại rằng nơi người Chinook, một trong các bộ lạc ít được biết
rõ nhất nhưng lại ở trong số các bộ lạc quan trọng nhất cần nghiên
cứu, từ potlatch có nghĩa là biếu tặng

*

.

Sức mạnh của đồ vật

Ta còn có thể đẩy xa hơn nữa sự phân tích và chứng tỏ rằng trong

các đồ vật được trao đổi trong dịp potlatch, có một tính năng (vertu)
buộc các món quà phải lưu hành, phải được tặng và được đáp tặng.

Trước hết, người Kwakiutl và người Tsimshian cũng phân biệt

giữa các loại của cải khác nhau giống như người Roma hay người
Trobriand và người Samoa. Đối với họ, một mặt, có các đồ vật để tiêu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.