trong lĩnh vực này, không có cái gì là tầm phào, không có lý do và vô
bổ cả: “Sự giáo dục trẻ con là đầy những cái mà người ta gọi là những
chi tiết, nhưng lại rất chính yếu.” Ông còn viết: “Vô số chi tiết, không
được nhận thấy nhưng phải tuân thủ, cấu thành môn thể dục của mọi
lứa tuổi và của cả nam lẫn nữ.”
Không những Mauss thiết lập như thế chương trình làm việc chủ
yếu được ngành dân tộc chí áp dụng trong mười năm qua [từ những
năm 1940], mà đồng thời ông còn thấy được hậu quả có ý nghĩa nhất
của định hướng mới này, tức là sự tiến gần lại với nhau của ngành dân
tộc học và ngành phân tâm học. Đối với một người được đào tạo về trí
tuệ và đạo đức theo triết học Kant mới (néo-kantisme) vốn rất rụt rè về
tính dục và từng ngự trị trong các đại học Pháp vào cuối thế kỷ XIX,
phải can đảm và sáng suốt lắm mới dám khám phá, như ông đã làm,
“các trạng thái tâm lý đã mất đi của thời thơ ấu của chúng ta”, sản
phẩm của “các tiếp xúc của các bộ phận sinh dục và của da thịt”, và
mới dám nhận ra rằng mình đã rơi vào “ngay giữa môn phân tâm học,
chắc có cơ sở khá vững chắc nơi đây”. Chính vì thế mà ông đã thấy
được rất rõ tầm quan trọng của thời điểm và các thể thức bỏ bú và của
cách mà đứa bé sơ sinh được nuôi dưỡng. Mauss đoán thấy ngay cả là
nên sắp loại các nhóm người thành “những người có dùng nôi” và
“những người không dùng nôi”. Chỉ cần kể ra các tên và các nghiên
cứu của Margaret Mead, Ruth Benedict, Cora Du Bois, Clyke
Kluckhohn, D. Leighton, E. Erikson, K. Davis, J. Henry, v.v., cũng đủ
để thấy được sự mới mẻ của các luận điểm trên đây, được trình bày
vào năm 1934, tức là năm mà cuốn Patterns of Culture (Các mẫu hình
văn hóa) được xuất bản, với cách đặt vấn đề còn cách rất xa so với
Mauss, và vào thời điểm mà Margaret Mead đang soạn thảo trên thực
địa, ở New Guinea, một lý thuyết gần giống với lý thuyết của Mauss;
như ta biết, lý thuyết của Mead sẽ có ảnh hưởng rất lớn.
Về hai phương diện khác nhau, Mauss đi trước tất cả các triển
khai về sau. Khi mở ra cho các nghiên cứu dân tộc học một lĩnh vực