thể dục của phương Tây, và thể dục nội tạng của người Maori cổ mà
chúng ta gần như chẳng biết gì cả), hay các kỹ thuật thở của Trung
Quốc và Ấn Độ, hay cả các tập luyện của nghề xiếc: Tất cả các kỹ
thuật đó tạo thành di sản rất xưa của văn hóa chúng ta, mà chúng ta
giao sự bảo tồn cho sự tình cờ của các thiên hướng cá nhân và của các
truyền thống gia đình.
Thế mà, việc biết được các thể thức sử dụng thân thể con người
có lẽ là đặc biệt cần thiết cho một thời đại trong đó sự phát triển các
phương tiện cơ giới mà con người sử dụng có xu hướng khiến nó
không luyện tập và sử dụng các phương tiện thân xác, ngoại trừ trong
lĩnh vực thể thao tuy quan trọng nhưng chỉ là một bộ phận của các ứng
xử mà Mauss chú ý tới, chẳng những thế, thể thao còn biến thiên tùy
theo các nhóm. Ta có thể mong rằng một tổ chức quốc tế như
UNESCO nên gắn bó với việc thực hiện chương trình mà Mauss đã
vạch ra trong tham luận này. Việc lập ra những kho Tư liệu lưu trữ về
các kỹ thuật của thân thể, kiểm kê tất cả các khả năng của thân thể con
người và các phương pháp học và luyện tập được dùng để dựng lên
mỗi kỹ thuật, có lẽ sẽ là một công trình thực sự mang tính quốc tế: Bởi
vì trong thế giới không có một nhóm người nào không thể đem đến
một đóng góp độc đáo vào công trình này. Và hơn thế nữa, đó là một
di sản chung mà toàn thể nhân loại có thể sử dụng; giá trị thực tiễn của
di sản này, có nguồn gốc cách đây hàng mấy nghìn năm, vẫn và sẽ
luôn còn tính thời sự và việc nó có thể được sử dụng ở khắp nơi có lẽ
sẽ làm cho, tốt hơn các phương tiện khác bởi vì dưới dạng các trải
nghiệm được sống thực, mỗi người cảm nhận được sự đoàn kết, vừa
có tính trí thức vừa có tính thể lực, gắn liền anh ta với toàn thể loài
người. Do đó, công trình này chắc rất có khả năng chống lại các thành
kiến về chủng tộc, bởi vì, để phản bác các quan niệm phân biệt chủng
tộc muốn thấy trong con người sản phẩm của thân xác anh ta, ta có thể
chỉ ra rằng chính con người, ở khắp nơi và trong mọi thời đại, đã biết