LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 171

kiệt, tạo ra thức ăn, mà các thần linh biếu cho các tổ tiên. Bản thân
chúng cũng được giả định là huyền diệu. Như vậy, các đồ vật được lẫn
lộn với các thần linh, những người tạo ra chúng, các công cụ dùng để
ăn cũng được lẫn lộn với các thức ăn. Do đó, các cái đĩa của người
Kwakiutl và các cái muỗng của người Haida là những của cải chính
yếu với sự lưu hành được quy định rất chặt chẽ và được phân chia cho
các thị tộc và các gia đình của các thủ lĩnh

*

.

Những cái thúng và hộp có hình trang trí (chẳng hạn các hộp

dùng để hái quả mọng) cũng thần diệu; ví dụ: Huyền thoại của người
Haida, xem Haida Texts, Jesup Expedition, VI, tr. 404; huyền thoại rất
quan trọng của người Qāls trộn lẫn cá măng, cá hồi với chim-sấm
(oiseau-tonnerre) và một cái thúng mà một bãi đờm của con chim này
làm cho đầy cả quả mọng (Bộ lạc Qāls sống ở vùng sông Lower
Fraser), xem Boas, Indianische Sagen, tr. 34; huyền thoại tương tự của
người Awikenoq, xem Boas, 5th Report, tr. 28: Một cái thúng mang
tên “không bao giờ trống không”.

“Tiền của sự nổi tiếng

*

Các đồ đồng

*

có mang huy hiệu là của cải cơ bản của potlatch.

Chính chúng mới là đối tượng của các tín ngưỡng quan trọng và ngay
cả của một tục thờ cúng

*

. Trước hết, trong tất cả các bộ lạc này, có

một tục thờ cúng và một huyền thoại về đồ đồng

*

được xem như là

sinh vật. Đồ đồng, ít ra nơi người Haida và người Kwakiutl, được
đồng nhất với cá hồi (bản thân cá hồi cũng là đối tượng cho một tục
thờ cúng

*

). Nhưng không những là yếu tố này của hệ huyền thoại siêu

hình và kỹ thuật

*

, tất cả các thứ đồ đồng này, mỗi cái riêng ra, đều là

đối tượng của các tín ngưỡng cá nhân và riêng biệt. Mỗi thứ đồ đồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.