chính của các gia đình thủ lĩnh thị tộc đều có tên riêng
, có cá tính và
giá trị của riêng nó
, với nghĩa đầy đủ của từ này, về ma thuật cũng
như về kinh tế, thường xuyên, vĩnh viễn dưới các thăng trầm của các
potlatch mà chúng trải qua và ngay cả ở bên kia các sự phá hủy một
phần hay hoàn toàn
Cũng như thế, tục thờ ngọc thạch, ít ra nơi người Tlingit, phải
được so sánh với tục thờ đồ đồng: một thứ ngọc thạch-cá hồi biết nói
(Boas, Tlingit Myths and Texts, tr. 5). Một viên ngọc thạch biết nói và
biết đặt tên nơi người Sitka (xem Boas, Tlingit Myths and Texts, tr.
416). Cuối cùng, nên nhắc lại tục thờ vỏ sò và các sự liên kết tục này
với tục thờ đồ đồng.
Hơn nữa, chúng còn có một tính năng thu hút các đồ đồng khác
như của cải lôi kéo của cải, như các phẩm tước kéo theo các vinh
quang, khiến cho các thần linh nhập vào và có được các liên minh tốt
đẹp, và ngược lại
. - Chúng sống và có một sự hoạt động độc lập
lôi kéo
các đồ đồng khác. Một trong số chúng
, nơi người Kwakiutl,
được gọi là “kẻ lôi kéo đồ đồng”, và câu nói mô tả rõ tại sao các đồ
đồng được chất đống xung quanh nó cũng như tại sao người chiếm
hữu nó có tên là “của cải tuôn về với tôi”. Một tên thường gặp khác
của các đồ đồng là “kẻ đem đến các của cải”. Nơi người Haida và
người Tinglit, các đồ đồng là một “chiến lũy” vây quanh nàng công
chúa đem chúng đến
; ở nơi khác người thủ lĩnh chiếm hữu các đồ
đồng
trở nên vô địch. Chúng là các “đồ vật dẹt tuyệt diệu”
đình. Huyền thoại thường đồng nhất hóa tất cả, từ các thần linh tặng
đồ đồng
, những người sở hữu đồ đồng cho đến bản thân các đồ
đồng
. Không thể nào phân định cái tạo ra sức mạnh của kẻ này với
tinh thần và sự giàu có của kẻ kia: đồ đồng nói, càu nhàu
; nó đòi
được tặng cho người khác, được bị phá hủy, chính nó được người ta