LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 176

Chúng ta sống trong các xã hội phân biệt rõ ràng các quyền về

vật (droits réels) và các quyền về người (droits personnels), phân biệt
rõ ràng con người và đồ vật. Sự tách biệt đó là cơ bản: nó chính là
điều kiện của một bộ phận của hệ thống sở hữu, chuyển nhượng và
trao đổi của chúng ta. Thế mà, sự tách biệt đó hoàn toàn xa lạ với luật
lệ mà chúng ta vừa nghiên cứu. Cũng thế, các nền văn hóa của chúng
ta, từ thời các nền văn hóa của người Xêmit, Hy Lạp và Roma, phân
biệt rõ giữa, một bên, sự bắt buộc và sự cung ứng không miễn phí, và
bên kia, sự biếu tặng. Nhưng phải chăng các phân biệt này là mới có
gần đây thôi trong các luật lệ của các nền văn hóa lớn? Phải chăng các
nền văn hóa này đã không trải qua một thời kỳ trong đó chúng chưa có
một trí trạng (mentalité) lạnh lùng và tính toán? Phải chăng chúng đã
không thực hành ngay cả các tập tục trao đổi quà tặng trong đó người
và vật hợp nhất với nhau. Phân tích vài nét của các luật Ấn-Âu (indo-
européen) sẽ cho phép chúng ta chứng tỏ rằng bản thân chúng đã trải
qua sự biến dạng (avatar) đó. Ở Roma, chúng ta sẽ tìm lại được những
dấu tích về điều đó. Ở Ấn Độ và ở Germany, chúng ta cũng sẽ thấy
rằng chính các luật lệ đó vẫn còn vận hành vào một thời đại cách đây
không lâu.

I - LUẬT VỀ NGƯỜI VÀ LUẬT VỀ VẬT (LUẬT ROMA RẤT

CỔ)

Khi so sánh các luật cổ sơ nói trên với luật Roma trước thời kỳ

mà nó thực sự đi vào lịch sử

(i)

, với luật của Germany vào thời kỳ mà

nó đi vào lịch sử

*

, ta soi sáng được hai loại luật sau. Đặc biệt, nó cho

phép đặt lại một trong các vấn đề được tranh cãi nhiều nhất của lịch sử
luật, tức là lý thuyết về nexum

*

.

Trong một công trình nghiên cứu không phải chỉ soi sáng đề tài

*

,

Huvelin đã so sánh nexum với wadium của Germany và nói chung với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.