LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 180

nó ràng buộc người đang chiếm hữu cho đến khi người này được giải
phóng nhờ đã thực hiện hợp đồng, tức là đã trao quyền sở hữu đồ vật
với sự đền bù, đã trả xong tiền hay dịch vụ đến lượt nó sẽ ràng buộc
người cam kết đầu tiên.

Bình chú

Khái niệm sức mạnh gắn liền với đồ vật không bao giờ rời khỏi

luật Roma về hai điểm: trộm cắp, furtum, và các hợp đồng re.

Về trộm cắp

*

, các hành động và các sự bắt buộc mà nó kéo theo

rõ ràng là do sức mạnh của đồ vật. Nó có một aeterna auctoritas [uy
quyền vĩnh hằng] nơi chính nó

*

, được cảm nhận khi nó bị trộm cắp và

mãi mãi được cảm nhận như thế. Về mặt này, res của người Roma
không khác gì vật sở hữu của người Ấn Độ hay người Haida

*

.

Các hợp đồng re tạo thành bốn trong số các hợp đồng quan trọng

nhất của luật: cho vay, ký gửi, thế chấp và cho mượn để dùng
(commodat). Còn có thêm một số hợp đồng khác không có tên gọi nữa
- đặc biệt các hợp đồng mà chúng ta tưởng đã là, cùng với việc bán,
nguồn gốc của bản thân hợp đồng - tức là biếu tặng và trao đổi

*

, cũng

được gọi là re. Nhưng điều đó là không thể tránh được. Thực vậy,
ngay cả trong luật của chúng ta hiện nay, cũng như trong luật Roma, ở
đây cũng không thể ra khỏi các quy tắc xưa nhất của luật

*

: phải có đồ

vật hay sự phục vụ thì mới có sự biếu tặng và sự vật và dịch vụ phải
có tính bắt buộc. Chẳng hạn rõ ràng việc sự biếu tặng có thể bị bãi bỏ
vì lý do vong ân, chỉ có trong luật Roma về thời sau thôi

*

, nhưng luôn

gặp trong luật của chúng ta, là một định chế luật bình thường, thậm chí
ta có thể nói là tự nhiên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.