LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 184

Vả lại, Festus đã lưu giữ cho chúng ta một cách rõ ràng nghĩa của

từ emere (mua) và ngay cả hình thức luật mà nó thể hiện. Ông còn nói:
“abemito significat demito vel auferto; emere enimanti qui dicebant
pro accipere
” (mục từ abemito) và ở nơi khác ông bỏ nghĩa này:
“emere quod nunc est mercari antiqui accipiebant pro sumere”, (mục
từ emere) vả lại đó là nghĩa của từ Ấn-Âu mà bản thân từ Latin gắn
với. Emere có nghĩa là lấy, nhận một cái gì của ai.

Từ kia của thành ngữ emptio vendito dường như cũng làm vang

lên một thứ âm nhạc pháp lý khác hơn là âm nhạc của những người
Roma thận trọng

*

; đối với người Roma chỉ có đổi chác (troc) và biếu

tặng khi không có giá cả và tiền bạc, dấu hiệu của sự bán. Lúc đầu vốn
venum-dare, vendere là một từ kép thuộc loại cổ sơ

*

, tiền sử. Chắc

chắn nó gồm yếu tố dare nhắc đến sự biếu tặng và sự truyền lại. Về
yếu tố kia [tức venum] dường như nó đến từ một từ Ấn-Âu đã có
nghĩa không phải là bán, mà là giá bán ώνή [trong tiếng Hy Lạp],
vasnah trong tiếng Phạn, mà Hirn

*

đã so sánh với một từ của tiếng

Bulgary có nghĩa là của hồi môn, giá mua người vợ.

Các luật Ấn-Âu khác

Các giả thuyết liên quan đến luật Roma cổ nhất đúng hơn là

thuộc thời tiền sử. Luật, đạo đức và kinh tế của người Latin đã phải có
các hình thái này, nhưng chúng đã bị quên khi các định chế của họ đi
vào thời hữu sử (historique). Bởi vì chính người Roma và người Hy
Lạp

(i)

, có lẽ tiếp sau người Xêmit ở phía Bắc và phía Tây

(i)

: người

Xêmit đã phát minh ra sự phân biệt giữa luật về người và luật về đồ
vật, đã tách sự bán ra khỏi sự biếu tặng và trao đổi, đã cách ly sự bắt
buộc về đạo đức và hợp đồng, và nhất là đã quan niệm sự khác biệt
giữa nghi lễ, luật và quyền lợi. Chính họ - thông qua một cuộc cách
mạng thực sự, lớn và đáng phục - đã vượt qua toàn bộ ý thức đạo đức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.